Mặc dù không ít sinh viên đã có ý thức đi làm thêm từ sớm để "gánh" bớt phần nào chi phí sinh hoạt hàng ngày cho bố mẹ, nhưng ở một khía cạnh nào đó, không ít bạn vẫn còn phụ thuộc vào tiền chu cấp của gia đình.
Chi tiêu sao cho hợp lý?
Lan Anh (sinh năm 2004, Đà Nẵng) là sinh viên năm 3, vừa học vừa làm nên thu nhập chưa ổn định. Sống cùng gia đình, Lan Anh không phải lo chi phí thuê nhà, điện nước, chủ yếu thu nhập là để phục vụ nhu cầu cá nhân như đi lại, ăn uống… Tuy vậy, Lan Anh chia sẻ bản thân gặp phải vấn đề mất kiểm soát khi chi tiêu: "Mình rất thích mua hàng trên mạng và ra ngoài ăn uống với bạn bè nhưng do tiêu xài không có kế hoạch mà nhiều lúc muốn mua thêm quần áo mới hay đồ mỹ phẩm xịn sò thì lại chẳng đủ tiền,"
Còn Nhật Minh (sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: "Sinh viên mới bắt đầu cuộc sống tự do thường chi tiêu thiếu kiểm soát, cuối tháng hết tiền phải ăn mỳ tôm sống qua ngày." Minh cũng gặp khó khăn vì vật giá leo thang, chi phí sinh hoạt ở Hà Nội cao hơn nhiều so với quê nhà.
Muôn kiểu chi tiêu tiết kiệm của GenZ
Tính toán chi li hơn, chia tiền vào từng túi riêng
Để quản lý túi tiền hiệu quả, bạn Phương (sinh viên trường Đại học Ngoại Giao, Hà Nội) cho biết đã áp dụng phương pháp chia từng khoản vào các túi riêng, nếu tiền ở túi nào hết thì cũng không được phép rút ở bên khác bù vào, nếu còn thừa thì sẽ cho hết vào phong bì tiết kiệm.
Phương pháp này tương tự quy tắc 6 chiếc lọ nổi tiếng với công thức: Chi tiêu cần thiết 55% - Tiết kiệm lâu dài 10% - Giáo dục 10% - Hưởng thụ 10% - Tự do tài chính 10% - Chia sẻ 5%. Điều này giúp các bạn nhận ra những khoản chi tiêu không cần thiết và từ đó cắt giảm để tiết kiệm hơn.
Tận dụng triệt để nhiều ưu đãi giảm giá lên đến 50%
Minh Anh (sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) thường sử dụng app quản lý chi tiêu để dễ dàng kiểm soát các khoản thu – chi hằng ngày/ tuần/ tháng, đồng thời dùng thẻ tín dụng để tối ưu hóa khi mua sắm online, đi siêu thị hay di chuyển.
Sau khi được bạn "mách nước" chi tiêu thông minh với thẻ tín dụng, vào đầu tháng 1/2024, Minh Anh quyết định mở thẻ MB JCB Hi ShopeeFood giúp mọi chi tiêu được lợi nhất. Chiếc thẻ với những ưu đãi đặc biệt giúp các bạn sinh viên tiết kiệm đáng kể chi phí mua sắm, thỏa mãn đam mê ẩm thực với các chương trình ưu đãi, khuyến mại "khủng".
Từ khi có thẻ MB JCB Hi ShopeeFood, Minh Anh sử dụng tối đa các chương trình giảm giá đến 50% tại hơn 300 đối tác, cửa hàng trong nhiều lĩnh vực như ẩm thực, du lịch,... của ngân hàng. Chiếc thẻ với nhiều kiểu dáng hút mắt, sành điệu cực hợp với các bạn sinh viên mê ăn uống với ưu đãi giảm 50%, lên tới 50K, đơn ShopeeFood mỗi ngày và giảm 100K cho đơn ShopeeFood Mart từ 300K.
Các bạn trẻ cũng thường xuyên mua sắm online cũng có thể tận dụng khuyến mãi giảm đến 500K khi mua hàng trên Shopee, giảm giá trực tiếp 25K khi đặt Grab từ 50K, mua 1 tặng 1 vé CGV hay hoàn tiền lên tới 300K cho hoá đơn Uniqlo từ 2 triệu,...
Thẻ MB được biết là thẻ ngân hàng chi tiêu giảm giá hàng đầu Việt Nam mang đến loạt ưu đãi khác giúp tiết kiệm tối đa chi tiêu hàng ngày. Ngoài thẻ Hi ShopeeFood, MB còn có nhiều dòng thẻ khác với ưu đãi đến 50% tại hơn 100.000++ điểm thanh toán của các thương hiệu lớn trên toàn quốc như MB Hi Visa Collection, MB Mastercard Hi Slay-dy, MB Mastercard Hi Green, vòng thời trang thanh toán MB Stellar.
Với những mẹo trên, chắc chắn bạn sẽ chi tiêu tiết kiệm được nhiều hơn mà vẫn không bỏ lỡ những niềm vui trong cuộc sống sinh viên. Hãy áp dụng ngay và cảm nhận sự khác biệt!