BỨC TRANH GIA TRUYỀN
Tranh thuỷ mặc của Trung Quốc khác hoàn toàn với các trường phái hội họa của phương Tây, các tác phẩm này có một hệ thống thẩm mỹ đặc trưng riêng, rõ ràng nhất là không chú trọng đến nguyên tắc phối cảnh và khoảng trắng.
Điều này làm cho tranh thuỷ mặc của Trung Quốc trở thành độc nhất vô nhị trong hệ thống hội hoạ thế giới, có ý nghĩa và mỹ cảm riêng.
Vị chuyên gia trong chương trình thẩm định cổ vật. Hình ảnh: QQ
Trong một tập phát sóng của chương trình thẩm định cổ vật, một người phụ nữ họ Triệu đã xuất hiện trên sân khấu của chương trình với một bức tranh cổ cùng lời khẳng định rằng lai lịch của bức tranh không hề đơn giản.
Cô Triệu là một người làm trong ngành nghệ thuật, và theo cách nói phổ biến trên mạng, cô ấy là một "lão đại" trong ngành. Bởi cô là chủ một xưởng vẽ nghệ thuật, cũng là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường cao đẳng nghệ thuật.
Với xuất thân trong gia đình nhà nòi và hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật, dễ thấy người phụ nữ này cũng có căn cứ riêng để nói về giá trị của bức tranh của mình.
Bức tranh cổ là vật gia truyền của cô Triệu. Hình ảnh: QQ
Bức tranh cổ được mang đi giám định thật ra là bảo vật của tổ tiên cô để lại, mục đích của chuyến đi này người bình thường không phải ai cũng hiểu được. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì người bình thường nhờ chuyên gia thẩm định, cũng chỉ có hai mục đích, một là kiểm định thật giả, hai là định giá.
Thế nhưng cô Triệu đến đây không phải để kiểm định thật giả, cũng không phải định giá, mà hoàn toàn là để mọi người được mở mang tầm mắt, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tranh cổ!
Sau khi nghe cô Triệu kể lại, các vị chuyên gia có chút không vừa ý, dù sao họ cũng là chuyên gia, có thứ gì quý giá chưa từng thấy trên đời chứ.
Nội dung bức tranh này rất đơn giản, tất cả chỉ có lá sen, nước và chim. Sau khi nhìn thấy bức tranh, chuyên gia nhàn nhạt nói ra bốn chữ: "Không có gì đặc sắc".
Nghe tới đây, cô Triệu nhìn các chuyên gia với ánh mắt nghi hoặc, cười lớn mà nói: "Anh đã đọc rõ bốn chữ này chưa?"
Bốn chữ "Bát Đại Sơn Nhân" trong bức tranh cổ. Hình ảnh: QQ
Nghe câu phản pháo của cô Triệu, chuyên gia liền sững người nhìn chằm chằm bốn chữ trên tranh và có chút xấu hổ nói: "Đừng sốt ruột, ban nãy tôi chỉ muốn tạo chút hiệu ứng cho chương trình thôi. Nếu cô đã chỉ ra bốn chữ đó, thì hãy để tôi nói tiếp."
Hóa ra bốn chữ mà cô Triệu nói là "Bát Đại Sơn Nhân", tên một nhân vật đặc biệt trong lịch sử hội họa Trung Quốc.
Bát Đại Sơn Nhân là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất vào cuối nhà Minh và đầu nhà Thanh, đồng thời cũng là hậu duệ của hoàng tộc nhà Minh. Các tác phẩm của ông sau này được hậu thế tranh nhau mua lại với giá hàng chục triệu USD!
Chân dung họa sĩ nổi tiếng Bát Đại Sơn Nhân. Hình ảnh: QQ
Bát Đại Sơn Nhân (1625 – 1705) đã mở ra một nhận thức mới rằng không nên có phép tắc gì cho nghệ thuật hội họa chân chính. Hình thể trong tranh của Bát Đại Sơn Nhân vừa như thực, vừa như hư, vừa như hiện hữu rõ ràng, vừa như mờ ảo trong tiềm thức.
Nhìn tranh của ông, người xem chợt mơ hồ nhận thấy cái bản thể sinh động của sự vật, cái bản nhất vô thường của vũ trụ.
Dựa vào nét thư pháp "Bát Đại Sơn Nhân" trong bức tranh này, chuyên gia cho rằng có lẽ đây là tác phẩm trong những năm cuối đời của họa sĩ, và giá trị của bức tranh chắc chắn không dưới chục triệu NDT. Do đó, các chuyên gia cho rằng bức tranh này phải được định giá ở mức 20 triệu NDT!
Điều này thực sự đã mở rộng tầm mắt của mọi người như mục đích ban đầu đến chương trình của cô Triệu.