Bí ẩn về "Con mắt pha lê" của người Inuit

Đức Khương | 13-04-2022 - 14:40 PM

(Tổ Quốc) - Được mệnh danh là "Con mắt pha lê" của người Inuit, miệng núi lửa Pingualuit từng là điểm đến của những nhà thám hiểm tìm kiếm kim cương. Nhưng kho báu thực sự của nơi đây lại là những câu chuyện mà vùng biển sâu của nó có thể kể.

Đây là vùng cực bắc của Quebec, trong một vùng được gọi là Nunavik. Trở lại năm 1950, khu vực này đã được đăng tải trên khắp các mặt báo trên toàn cầu và được coi là kỳ quan thứ tám của thế giới. Không phải vì vùng đất hoang vu, và không phải do bất kỳ cấu trúc nhân tạo nào, mà vì đặc điểm địa chất khác biệt.

Bí ẩn về "Con mắt pha lê" của người Inuit - Ảnh 1.

Miệng núi lửa Pingualuit ở vùng Nunavik của Quebec, một trong những miệng núi lửa trẻ nhất và được bảo tồn tốt nhất trên hành tinh. Với đường kính gần 3,5 km và chu vi hơn 10 km, miệng núi lửa này không chỉ đặc biệt về kích thước mà nó còn tạo ra sự ấn tượng với hình dáng gần như một hình tròn hoàn hảo. Markusie Qisiiq, giám đốc và hướng dẫn viên của Công viên Pingualuit cho biết: "Người Inuit đã biết đến sự tồn tại của miệng núi lửa này trước khi những người phương Tây đến tìm kim cương. Họ gọi nơi đây là Con mắt pha lê của Nunavik".

Miệng núi lửa Pingualuit, nằm ở Canada và nép mình ngay trong lãnh nguyên của bán đảo Ungava ở cực bắc Quebec, được biết đến với miệng núi lửa hình tròn hoàn hảo được hình thành do vụ va chạm của một thiên thạch xảy ra trên Trái đất hơn một triệu năm trước. Ngoài là một trong những hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ, nó cũng được coi là hồ nước trong suốt và tinh khiết nhất trên thế giới, với tầm nhìn hơn 35 mét.

Bí ẩn về "Con mắt pha lê" của người Inuit - Ảnh 2.

Vào ngày 20 tháng 6 năm 1943, một máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ trên một chuyến bay khí tượng qua vùng Ungava của tỉnh Quebec đã chụp một bức ảnh cho thấy vành miệng núi lửa rộng nhô lên trên phong cảnh. Vào năm 1948, Không quân Hoàng gia Canada đã bao phủ khu vực hẻo lánh như một phần của chương trình photomapping Canada, mặc dù những bức ảnh này không được công bố rộng rãi cho đến năm 1950.

Lòng chảo rộng lớn này lần đầu tiên được xác định bởi phi hành đoàn của một máy bay Không quân Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1943, nhưng hình ảnh của nó chỉ được công khai vào năm 1950. Trước đó, miệng núi lửa chỉ được biết đến bởi những người Inuit địa phương, và họ đã đặt tên cho nó là "Crystal Eye of Nunavik" hay còn được gọi là "Con mắt pha lê".

Bí ẩn về "Con mắt pha lê" của người Inuit - Ảnh 3.

Theo những nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng một thiên thạch có đường kính khoảng 120 mét đã rơi xuyên qua bầu khí quyển, di chuyển với tốc độ hơn 30 km/ giây đã va vào Trái đất trong quá khứ, khiến những tảng đất đá theo mọi hướng và tạo ra một lỗ hổng trên vào hành tinh, theo thời gian mưa và băng tan đã lấp đầy nước vào trong lỗ hổng này. Kết quả là khoảng 1,4 triệu năm sau, khi chúng ta bay qua vùng Nunavik của Quebec, nhìn ra ngoài cửa sổ là vùng lãnh nguyên vô tận. Chúng ta sẽ nhìn thấy một con mắt màu xanh lam với hình tròn gần như hoàn hảo, đó chính là Miệng núi lửa Pingualuit. Khi được nhìn thấy trong ánh sáng từ trên cao, nó trông giống như một con mắt pha lê lấp lánh và bí ẩn.

Tuy nhiên, ngay sau khi thế giới hiện đại biết đến sự tồn tại của nó, miệng núi lửa này đã được thay đổi tên gọi rất nhiều lần. Ban đầu nó được gọi là "Miệng núi lửa Chubb" bởi một thợ săn kim cương và là người đầu tiên tổ chức sứ mệnh thám hiểm nơi đây - Frederick W. Chubb. Chubb hy vọng rằng miệng núi lửa là của một ngọn núi lửa đã tắt, trong trường hợp đó, khu vực này có thể chứa các mỏ kim cương tương tự như Nam Phi. Do đó, ông và nhà địa chất V. Ben Meen của Bảo tàng Hoàng gia Ontario đã thực hiện một chuyến đi ngắn bằng đường hàng không đến miệng núi lửa với Chubb vào năm 1950; Chính trong chuyến đi này, Meen đã đề xuất tên "Miệng núi lửa Chubb" và "Hồ Bảo tàng" cho vùng nước bất thường cách miệng núi lửa khoảng 3,2 km về phía bắc (ngày nay được gọi là hồ Laflamme).

Sau khi trở về, Meen đã tổ chức một chuyến thám hiểm thích hợp với sự hợp tác của Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Bảo tàng Hoàng gia Ontario. Họ đi đến địa điểm này trên một chiếc thuyền bay PBY Catalina vào tháng 7 năm 1951, hạ cánh xuống Hồ Bảo tàng gần đó. Nỗ lực tìm kiếm các mảnh niken-sắt từ thiên thạch bằng máy dò mìn do Quân đội Hoa Kỳ cho mượn. Thế nhưng lần tìm kiếm này đã không thành công do đá granit trong khu vực có chứa nhiều magnetit.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát từ kế đã tìm thấy sự bất thường từ tính dưới vành phía bắc của miệng núi lửa, cho thấy rằng một khối lượng lớn vật liệu mang kim loại đã bị chôn vùi bên dưới bề mặt. Ban Địa lý QuebecMeen sau đó đã dẫn đầu chuyến thám hiểm thứ hai đến miệng núi lửa vào năm 1954. Cùng năm đó, tên của nó được đổi thành "Cratère du Nouveau-Quebec" - "Miệng núi lửa Quebec mới" theo yêu cầu của Ban Địa lý Quebec. Chỉ đến năm 1999, nó mới được đặt lại tên là "Pingualuit", có thể được dịch là "nơi Trái đất mọc lên". Miệng núi lửa và khu vực xung quanh hiện là một phần của Vườn quốc gia Pingualuit.

Bí ẩn về "Con mắt pha lê" của người Inuit - Ảnh 4.

Miệng núi lửa lộ ra trên bề mặt, cao 160 m so với lãnh nguyên xung quanh và sâu 400 m. Hồ Pingualuk sâu 267 m, lấp đầy phần trũng và là một trong những hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ. Hồ cũng chứa một số nước ngọt tinh khiết nhất trên thế giới, với độ mặn dưới 3 ppm (trong khi đó, độ mặn của Great Lakes là 500 ppm). Đây là một trong những hồ trong suốt nhất trên thế giới, nó không hề tồn tại mạch nước ngầm hay những đường thông liên kết nào với những vùng nước xung quanh, vì vậy nước ở đây chỉ tích tụ từ mưa, tuyết và chỉ bị mất đi do bốc hơi.

Bí ẩn về "Con mắt pha lê" của người Inuit - Ảnh 5.

Giáo sư Reinhard Pienitz của Đại học Laval đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm năm 2007 tới miệng núi lửa này và lấy ra các lõi trầm tích từ đáy hồ, nơi chứa đầy phấn hoa hóa thạch cũng như tảo và ấu trùng côn trùng hóa thạch. Người ta hy vọng rằng những phát hiện này sẽ mang lại thông tin về biến đổi khí hậu có từ thời kỳ xen kẽ cuối cùng cách đây 120.000 năm. Kết quả sơ bộ cho thấy lõi trầm tích 8,5 m phía trên chứa các bản ghi về hai thời kỳ xen kẽ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM