Thời xưa, người dân Trung Quốc có phong tục đám tang là tùy táng, nghĩa là người chết sẽ được chôn cất cùng rất nhiều đồ đồng, đồ gốm sứ có giá trị... Đặc biệt, các vua chúa thường được chôn cất cùng rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Những đồ vật này vốn dĩ đã có giá trị lớn, theo thời gian, chúng trở thành đồ cổ nên giá trị có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Chính vì thế, nạn trộm mộ mới trở nên hỗn loạn. Nhiều ngôi mộ cổ bị đào bới, xâm phạm chỉ để những kẻ xấu lấy đi các đồ vật có giá trị.
Lịch sử tiến hóa hàng trăm năm, những kẻ trộm mộ ở Trung Quốc cũng được chia thành các môn phái, trong đó Nam phái và Bắc phái.
Những kẻ trộm mộ thuộc Nam phái chủ yếu xem Phong thủy để tìm ra lối vào của lăng mộ, định vị tọa độ và hướng của lăng mộ.
Những kẻ trộm mộ thuộc Bắc phái thì chủ yếu dựa vào xẻng Lạc Dương (một vật dụng chuyên dùng để trộm mộ) và cộng với vũ lực, công nghệ kỹ thuật cao để phá các lối vào của lăng mộ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tuy khác biệt là vậy nhưng trong giới trộm mộ cổ Trung Quốc, có một “luật bất thành văn” được truyền tai nhau và ai cũng tuân thủ nghiêm ngặt. Luật này chính là: Hầu hết mọi thứ trong lăng mộ đều có thể chạm vào, bao gồm cả vàng bạc, châu báu, nhưng tuyệt đối không nên đụng tới ngọc bích.
Điều này khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Ngọc bích là một loại trang sức khá phổ biến từ xưa đến nay. Tại sao những kẻ trộm mộ không dám động đến loại vật này?
Điều này phải nói đến quan niệm về linh hồn và cái chết của người Trung Quốc từ xưa. Mọi người cũng có quan niệm, linh hồn của con người sau khi chết vẫn tồn tại. Do đó, những kẻ trộm mộ có thể lấy hết vàng bạc, châu báu nhưng không được làm tổn thương đến linh hồn người ở thế giới bên kia, nếu không sẽ bị trả thù.
Còn bản thân ngọc lại có một vai trò vô cùng đặc biệt trong văn hóa Trung Hoa cổ đại. Theo quan niệm truyền thống, ngọc có thể nuôi dưỡng con người, và cũng có thể chứa đựng tâm hồn. Do đó, mỗi một miếng ngọc bội nào đều chứa đựng một phần linh hồn và vận khí của người đó khi còn sống.
Ngọc luôn được coi là linh khí, có quan hệ mật thiết đối với linh hồn. Đặc biệt, những miếng ngọc bội được chôn theo quan tài lại càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người đã khuất khi còn sống. Do đó, những kẻ trộm mộ sẽ không tùy ý động tới thứ này.
Dù có sự "kiêng khem" như vậy, nhưng nạn trộm mộ xứng đáng bị lên án gay gắt, bởi dù lấy đi bất cứ cái gì từ trong lăng mộ của người khác cũng là một hành vi quấy rầy đối với người đã khuất, đồng thời mang tội trộm cắp tài sản riêng của người khác.
Ngoài ra, còn có một vật khác cũng khiến giới trộm mộ thêm phần kiêng dè. Đó chính là tiền xu. Tiền xu trong những ngôi mộ cổ còn được coi là tiền của người đã khuất mang xuống cõi âm. Nếu những đồng tiền này lấy đi, người đã khuất không thể xuống được hoàng tuyền.
Tuy nhiên, mọi người cho rằng, nguyên nhân chủ yếu giới trộm mộ không lấy tiền xu đi bởi giá trị của chúng không quá lớn, kết hợp với việc vận chuyển thật sự rất rất vả, bất tiện cho những kẻ trộm mộ mang theo.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các loại tiền xu tùy táng hường có số lượng rất nhiều nhưng mệnh giá rất thấp. Dù chúng có thể nặng tới cả tấn nhưng lợi ích đem về chẳng được bao nhiêu so với công sức vận chuyển nặng nhọc. Việc mang theo khối lượng cổ vật nặng nề như vậy cũng khiến những kẻ trộm này hành động khó khăn hơn.
*Theo 163