Năm 2009, một người đàn ông 55 tuổi phát hiện tổn thương phổi khi khám sức khoẻ định kỳ. Bác sĩ đã chuẩn đoán ông mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Sau 2 đợt hoá trị và điều trị thuốc khối u của bệnh nhân nhỏ lại đáng kể.
Tuy nhiên đến năm 2013, khối u di căn. Ông lại tiếp tục hoá trị hiệu quả kết hợp với dùng thuốc trong 2 năm và có được thể trạng tương đối ổn định.
Bác sĩ cho biết, sở dĩ bệnh nhân ung thư phổi này đạt được hiệu quả trong điều trị như vậy là nhờ thái độ sống tốt của bệnh nhân và sự ủng hộ của gia đình.
Ung thư phổi là một căn bệnh có tỷ lệ mắc rất cao. Mỗi năm tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi tử vong khá lớn. Do các triệu chứng ban đầu của bệnh không rõ ràng nên nhiều người chỉ phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo này khi đã ở giai đoạn cuối. Vào thời điểm này, mọi người lại thường có suy nghĩ tiêu cực, bi quan khiến cho tình trạng bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu.
Ung thư phổi có thể sống được bao lâu trong giai đoạn giữa và cuối của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tốt, trong đó liên quan nhiều đến tinh thần của chính người bệnh và các phương pháp điều trị.
Ung thư phổi là một trong những loại u có thể điều trị liên tục. Hiện nay thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi đang được kéo dài. Ngày càng nhiều bệnh nhân ung thư sống tiếp được trên 5-10 năm.
Thực tế, nhìn vào những trường hợp trên có thế thấy rằng vẫn còn rất nhiều phương pháp và thuốc điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối rất tốt. Theo các chuyên gia, nếu bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối muốn kéo dài sự sống thì trước hết phải có thái độ lạc quan và sự ủng hộ của gia đình. Thứ hai là phương pháp điều trị khoa học, bài bản.
Nói chung, ung thư phổi giai đoạn cuối không thể chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật và thường dùng thuốc để điều trị. Hiện nay, các loại thuốc điều trị phổi chủ yếu được chia thành nhóm điều trị nhắm trúng đích và hoá trị.
Hoá trị là phương pháp điều trị truyền thống. Hiện nay các loại thuốc hoá trị không ngừng được cải tiến để giảm tối đa tác dụng phụ. Trong những năm gần đây, liệu pháp nhắm mục tiêu cá nhân hoá cũng là phương pháp điều trị ung thư phổi.
Tuy nhiên đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc người chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người bệnh là rất quan trọng. Như người đàn ông 55 tuổi phía trên có thể sống thêm được 10 năm là nhờ có tinh thần thoải mái.
Trước hết, người nhà cần động viên, an ủi tinh thần cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Do thời điểm này bệnh nhân sẽ có tâm lý lo sợ khi đối mặt với bệnh hiểm nghèo. Vì thế, người nhà giúp đỡ người bệnh giảm đi nỗi sợ hãi.
Thứ hai là giúp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối làm tốt công tác chăm sóc thể chất. Ví dụ, giúp người bệnh vận động để ngăn ngừa việc liệt giường, giúp người bệnh long đờm, cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu giảm đau của người bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Cuối cúng là cung cấp cho người bệnh chế độ ăn phù hợp. Bệnh nhân giai đoạn cuối thường có các biểu hiện như kém ăn, buồn nôn nên chú ý cho bệnh nhân ăn nhẹ, giàu đạm, dễ tiêu hoá.
Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi, người bệnh nên tích cực, lạc quan điều trị thường xuyên sẽ có thể cải thiện tình trạng bệnh rất nhiều.
Theo Sohu