Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn mít không? Cần biết 3 nguyên tắc ăn mít để vừa tốt cho sức khỏe lại không khiến đường huyết tăng vọt

Minh Minh | 13-03-2022 - 10:05 AM

(Tổ Quốc) - Quả mít có vị ngọt nên bệnh nhân tiểu đường thắc mắc liệu có ăn được không, câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến hơn ở thế kỷ 21. Theo Liên đoàn Tiểu đường Thế giới (IDF) vào năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Nếu không kiểm soát sớm, bệnh sẽ gây tổn thương tới nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim, mắt, thận và hệ thần kinh.

Nhìn chung, bệnh tiểu đường không phải là bệnh lây nhiễm nhưng đang gia tăng với số lượng rất lớn, một phần cũng do lối sống hiện đại cùng những thiếu sót về thông tin phòng bệnh. Lúc này, việc cải thiện sinh hoạt cũng như thay đổi chế độ ăn uống sẽ góp phần rất lớn để ức chế bệnh tật.

Người Việt có 1 thứ quả "ngọt lịm" nhưng người tiểu đường vẫn ăn được, biết cách dùng sẽ kiểm soát đường huyết và đẹp da tự nhiên - Ảnh 1.

Bệnh tiểu đường đang ngày càng hoành hành trong thời điểm hiện nay.

Theo các chuyên gia, các bệnh nhân tiểu đường thường được khuyến cáo là không nên ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột… Vậy nên, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu đang mắc bệnh tiểu đường có ăn được quả mít không, nhất là khi loại quả này chuẩn bị đến mùa vụ.

Người tiểu đường ăn mít được không?

Quả mít là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với người Việt, thường được sử dụng trong ẩm thực hàng ngày. Loại quả này sở hữu hương vị ngọt ngào, có thể kết hợp với nhiều loại trái cây khác hoặc sữa chua để làm món giải nhiệt. Múi và hạt mít là hai phần được mọi người tiêu thụ nhiều nhất.

Chính vì khá ngon miệng, nhiều người thích nên ai cũng thắc mắc người bị tiểu đường có ăn mít được không? Câu trả lời là có thể ăn được nhưng cần ăn đúng cách. Mít nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình, nếu ăn vừa phải sẽ không làm lượng đường trong máu tăng lên quá nhanh, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm bệnh nặng hơn.

Chất chống oxy hóa trong mít cũng góp phần ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường và ngừa viêm nhiễm. Vậy bệnh nhân tiểu đường cần ăn mít thế nào?

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn mít không? Cần biết nguyên tắc ăn mít để đường huyết không bị tăng quá cao - Ảnh 2.

Quả mít biết ăn đúng cách có thể nâng cao sức khỏe.

3 lưu ý khi ăn mít để kiểm soát đường huyết

1. Người tiểu đường có thể bổ sung 30g mít non đã sấy khô trong ngày. Với mít chín, bệnh nhân tiểu đường khi có đường huyết ổn định có thể ăn 1-2 miếng 1 lần để không bị ảnh hưởng đến đường huyết. Nhìn chung, mỗi thể trạng người bệnh sẽ phù hợp với số lượng ăn mít khác nhau, do đó nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mít. Đồng thời, mít có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của 1 số thuốc điều trị tiểu đường, do đó việc xin ý kiến bác sĩ là vô cùng hợp lý.

2. Chúng ta nên ăn mít sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng để tối ưu hóa lợi ích. Ngoài ra, bạn đừng ăn mít vào buổi tối vì vitamin C trong mít sẽ khiến thần kinh hưng phấn, gây khó ngủ. Khi ăn cũng cần làm sạch nhựa mít vì phần này rất khó tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

3. Những người bị gan nhiễm mỡ, suy thận mãn tính, suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu không nên ăn mít quá nhiều. Người đang bị nóng trong người, mụn nhọt không nên ăn quá nhiều mít chín, nếu ăn hãy kết hợp uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để cân bằng nhiệt trong cơ thể.

Người Việt có 1 thứ quả "ngọt lịm" nhưng người tiểu đường vẫn ăn được, biết cách dùng sẽ kiểm soát đường huyết và đẹp da tự nhiên - Ảnh 6.

Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần mít, mỗi lần 100g là đủ, đừng ăn quá nhiều sẽ gây hại.

Lợi ích của quả mít còn gì khác?

Ở nước ta hiện nay có nhiều loại mít khác nhau như mít dai, mít tố nữ, mít thái, mít không hạt… Theo y học cổ truyền, quả mít chín có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế và tản âm nhiệt. Những bộ phận khác như lá, nhựa, hạt mít… cũng được sử dụng để làm các phương thuốc chữa bệnh.

Người Việt có 1 thứ quả "ngọt lịm" nhưng người tiểu đường vẫn ăn được, biết cách dùng sẽ kiểm soát đường huyết và đẹp da tự nhiên - Ảnh 2.

Nhiều bộ phận trên quả mít được dùng để ăn và làm thuốc trị bệnh.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong 100g thịt mít chứa 157 calo, 2,8g protein và 2,5g chất xơ. Điều đáng nói là hàm lượng protein này chỉ thua kém các loại đậu, rất bổ dưỡng cho những ai tập thể hình. Ngoài ra, mít còn là nguồn cung cấp vitamin B6, riboflavin và axit folic tốt cho hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, lợi ích của quả mít còn được biết đến như sau:

- Giàu chất xơ, giảm nguy cơ ung thư

Mít rất giàu chất xơ, vì vậy nó được các chuyên gia tin dùng như một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc, cũng như giảm sự liên kết của các hợp chất gây ung thư trong ruột kết.

- Giúp sáng mắt, đẹp da

Mít sở hữu nhiều vitamin A tốt cho việc duy trì thị lực khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng hoạt động như một chất chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Quả mít cũng được coi là một thành phần chống lão hóa tích cực cho làn da rạng rỡ hơn, làm đẹp từ sâu bên trong.

Người Việt có 1 thứ quả "ngọt lịm" nhưng người tiểu đường vẫn ăn được, biết cách dùng sẽ kiểm soát đường huyết và đẹp da tự nhiên - Ảnh 4.

Ăn mít có thể giúp đẹp da, sáng mắt nhưng ít người biết.

- Phòng ngừa loãng xương

Mít chứa dồi dào khoáng chất và magie sẽ hỗ trợ cho hoạt động của canxi, từ đó giúp xây dựng và củng cố xương luôn chắc khỏe. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người tiêu thụ thực phẩm giàu magie sẽ có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn, từ đó ngừa loãng xương khi cao tuổi.

- Cung cấp năng lượng tự nhiên

Mít sở hữu nhiều đường fructose và sucrose tự nhiên, có thể tạo ra nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Đối với các vận động viên, ăn mít giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau khi tham gia thi đấu thể thao. Lợi ích này cũng áp dụng tương tự ở những người lao động tay chân nặng nhọc.

Người Việt có 1 thứ quả "ngọt lịm" nhưng người tiểu đường vẫn ăn được, biết cách dùng sẽ kiểm soát đường huyết và đẹp da tự nhiên - Ảnh 5.

Mít giàu năng lượng nên có thể bồi bổ cho những người vận động mạnh.

Theo Boldsky, Healthline, Webmd

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM