01
Bệnh dịch là chiếc kính chiếu yêu tốt nhất, trong quãng thời gian không thể ra khỏi nhà này, rất nhiều người đã bộc lộ ra những mặt mà thường ngày mình không nhìn thấy được.
Nếu bạn muốn hiểu một người, vậy thì hãy hỏi họ làm gì trong khoảng thời gian xảy ra dịch bệnh này.
Có người chán không biết làm gì cho bớt vô vị, liền lấy dâu tây ra đếm, có 178 hạt;
Có người phát huy kĩ năng nấu nướng, mỗi ngày thử thách một món ăn mới;
Có người vì tin tức nào đó trên mạng xã hội mà tức tới nỗi không ngủ được;
Có người tranh thủ thời gian chơi game, đọc sách, đi ngủ;
Có người chết vì say xỉn, có người nghiêm túc sống...
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, chúng ta gặp qua những người suy sụp, gặp qua những người nhàm chán, cũng gặp qua những người luôn cố gắng giữ được sự lý trí và tỉnh táo.
Tôi có một người bạn là người Vũ Hán, trước kì nghỉ lễ cô ấy đi du lịch, không lâu sau bệnh dịch bùng phát, cô ấy liền bị cách ly một mình.
Không gian hoạt động chỉ vỏn vẹn mấy mét vuông, từ sáng tới tối không gặp được ai, lại công thêm với sự nhớ nhà...
Nhưng dù có buồn bã tới đâu, khóc lóc tới đâu, sau khi lau khô nước mắt, cô ấy vẫn nỗ lực sống tốt trong sự hoang mang, hoảng loạn bên ngoài, nỗ lực không để thời gian bị lãng phí.
Cũng chính nhờ lần bện dịch này, tôi cuối cùng cũng hiểu ra, vì sao trong nhiều năm như vậy, cô ấy vẫn có thể duy trì được một lối sống phong phú, rực rỡ có hồn tới như vậy - đọc sách, cắm hoa, du lịch, tập yoga...
Trong khoảng thời gian đặc biệt này cô ấy vẫn có thể duy trì được nếp sống kỉ luật huống chi là ngày bình thường.
Càng là khoảng thời gian đặc biệt, càng có thể khảo nghiệm bản tính của con người.
Nếu trong khoảng thời gian dịch bệnh, vẫn có thể tịnh tâm lại đọc sách, học tập, thể dục thể thao, làm những việc cần đầu tư nhiều thời gian, những người như vậy, tuyệt đối đừng xem thường họ, cho dù ở hiện tại họ chưa có gì trong tay.
Bởi lẽ một người hiểu thế nào là kỉ luật, kiểm soát, kiềm chế tốt bản thân, dù không làm được việc gì quá lớn lao nhưng cũng đủ để nới rộng khoảng cách với những người bình thường.
Bệnh dịch là chiếc kính lúp chân thực nhất: khoảng cách giữa người với người cứ vậy mà được kéo ra.
Mọi cuộc sống mà chúng ta ngưỡng mộ, đều đổi lại từ sự kỉ luật, kiềm chế tốt bản thân trong nhiều năm.
Vòng eo con kiến, là sự kiềm chế với đồ ăn nhanh và nhiều đường; kĩ năng chuyên môn xuất sắc là sự kiềm chế với sự lười biếng; sự bình tĩnh chính là sự kiềm chế với nóng nảy, thô bạo...
Vì sao chúng ta phải kiềm chế, mục đích là để với tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bất kể bạn mong muốn một cuộc sống ra sao, bạn cũng cần phải kiểm soát tốt những ham muốn bên trong mình.
02
Người sống kỉ luật, kiềm chế tốt bản thân, thường trí tuệ hơn
Trong thế giới của người trưởng thành, 99% phiền não thường tới từ việc không kiềm chế được bản thân.
Mọi dục vọng của con người đều là vì sinh tồn, ăn là để có sức làm việc, mua là để có lúc dùng tới...
Buông thả nhất thời, sự sảng khoái sau đó sẽ biến thành hai hàng lệ.
Đứng trước mặt đồ ăn, không biết kiềm chế, cuối cùng trở nên mập mạp khó giảm cân; trước mặt trò chơi không biết kiềm chế, cuối cùng chìm đắm không thích nghi được với thực tế khốc liệt; trước mặt tiền bạc, không biết kiềm chế, cuối cùng rơi vào cảnh nghèo rớt mùng tơi, thậm chí tù tội...
Tâm lý học có một hiệu ứng gọi là hiệu ứng Ratchet, nó nói rằng, dục vọng của con người giống như một bánh xe, nó không ngừng tiến về phía trước vì sự ham muốn vô tận của con người.
Ban đầu chỉ là một chút là đã có thể thỏa mãn được dục vọng, sau này thành hai chút, ba chút mới hài lòng, nếu không biết kiềm chế bản thân, vậy thì sẽ biến thành vô số chút, thành chiếc túi ba gang không đáy.
Dục vọng vĩnh viễn không bao giờ được thỏa mãn, cùng với sự phình to không ngừng của ham muốn, cuộc đời con người cũng dần mất đi sự kiểm soát.
Kiểm soát ăn uống, ăn uống điều độ, là để có được sức khỏe.
Kiểm soát chơi game là để tập trung cho những việc quan trọng hơn.
Kiểm soát việc mua sắm, là để tiêu tiền cho những việc đáng hơn...
Vì sao chúng ta phải kiềm chế, mục đích là để sống thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Cái gọi là kiềm chế, không phải là kẻ địch của ham muốn, mà là kị sĩ cưỡi trên con ngựa ham muốn.
Có lẽ, ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng theo thời gian, kĩ năng điều khiển dần trở nên điêu luyện hơn, quản lý ham muốn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nhớ rằng, giải quyết những rắc rối do ham muốn nhất thời gây ra khó hơn nhiều so với việc kiềm chế nó.
03
Từng có một cư dân mạng hỏi như sau:
"Đọc sách rất có ích, vì sao có những người không thèm đi đọc sách?"
Trong đó, có một câu trả lời rằng, bởi lẽ bận rộn, không có thời gian đọc.
Khi đó, tôi rất đồng tình, nhưng hiện tại, chẳng phải chúng ta đang rất rảnh, vậy tại sao vẫn có rất nhiều người không đọc sách.
Nếu được hỏi vì sao, có lẽ mỗi người vẫn đều có thể tìm ra được cho mình cả đống lí do.
Con người là loài động vật rất giỏi viện lí do, không có thời gian, không có hứng, thời cơ không tốt, kém may mắn...
Sâu xa đằng sau chẳng qua cũng chỉ là sức mạnh ý chí quá kém để có thể kiểm soát được bản thân.
Tôi từng xem được một đoạn video như sau:
Nhân vật trong video luôn ca thán mình quá bận rộn, không có thời gian thể dục thể thao.
Để xem xem có thực sự là như vậy không, anh ấy đặt máy quay quay chi tiết một ngày của mình trong vòng 1 tuần, xem xem mình bình thường tiêu thời gian cho những việc gì.
Một tuần sau, sau khi xem lại, anh ấy phát hiện ra, không có thời gian chẳng qua chỉ là cái cớ.
Nói không có thời gian, nhưng một ngày thời gian chơi điện thoại tới hơn 3 tiếng; nói không có thời gian, nhưng thời gian đi lang thang dạo phố mất hơn 2 tiếng đồng hồ; nói không có thời gian, thời gian nằm ườn ra ấn TV linh tinh tới hơn 1 tiếng...
Và tất cả những thời gian đó đều nhiều hơn 30 phút tập thể dục rất nhiều.
John Davison Rockefeller từng nói, "Tôi coi thường những người giỏi việc cớ, bởi lẽ đó là hành vi của kẻ yếu đuối, nhu nhược; tôi cũng thương xót cho những người giỏi tìm lí do, bởi lẽ viện cớ là căn nguyên dẫn tới thất bại."
Mọi vấn đề khiến chúng ta đau đầu trong cuộc sống bản chất đều nằm ở chỗ chúng ta không biết kiềm chế bản thân.
Nếu bạn từng nói rằng không có thời gian để làm cái này cái kia, hãy nghiêm túc nghĩ lại, có thực là thời gian của bạn quá ít không?
Hay là khả năng kiềm chế không đủ lớn?
Những ngày không ra ngoài có phải đều chỉ ngồi đó ăn rồi lại ngủ?
Muốn dậy sớm, muốn đọc sách, muốn rời xa cái điện thoại,
Nhưng cuối cùng vẫn không tự bảo được mình.
Nếu bạn thực sự như vậy, hãy đọc và ngẫm bài viết này!