Vẫn biết để có một nguồn thu nhập chủ động và ổn định, các streamer làng game Việt bên cạnh những giờ livestream (phát sóng trực tiếp) còn phải tranh thủ “kiếm cơm" thêm với những nghề tay trái, trong đó kinh doanh là công việc chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, hầu hết họ chỉ công khai bán offline hoặc online trên Facebook cá nhân còn dường như chưa mở rộng trên các ứng dụng mua sắm. Lợi dụng việc khó quản lý này, đồng thời “dựa hơi" tên tuổi của các KOL làng game, nhiều shop online đã áp dụng chiến thuật kinh doanh thần tượng.
Cụ thể là buôn bán những mặt hàng có hình dáng giống với những đồ các streamer dùng hoặc có sử dụng hình ảnh idol làng game trên đồ vật bày bán. Với giá thành đa dạng, chất lượng chưa kiểm chứng rõ ràng, những mặt hàng này dễ dàng được đặt mua bởi những người hâm mộ thiếu kinh nghiệm hoặc fan nhỏ tuổi.
Mánh khoé này thành công thì team được hưởng lợi chỉ có nhà kinh doanh, trong khi người mua “đánh cược” với nhân phẩm, chưa biết chất lượng ra sao mà chỉ phụ thuộc vào độ may rủi của bản thân.
Ở một diễn biến khác, nếu đó là mặt hàng được các nhân vật này công khai làm hình ảnh thì cho cam, đằng này mô hình như vậy chả khác nào lợi dụng hình ảnh, danh tiếng của các stream cả.
Linh Ngọc Đàm cũng bị "réo tên".
Không biết một ngày tìm kiếm tên mình trên các shop online, streamer Việt có giật mình không khi mặt hàng sử dụng tên mình được bày bán nhan nhản.
Áo Bomman với nhiều giá thành.