Bất cứ website hay ứng dụng nào cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Trên thực tế, năm 2021 vừa qua là một năm kỷ lục đối với các cuộc tấn công mạng. Số lượng, cường độ và sự đa dạng của các cuộc tấn công dự kiến sẽ còn tăng vào năm 2022 khi tội phạm mạng tiếp tục nghĩ ra các chiến thuật mới để thực hiện các cuộc tấn công tinh vi hơn.
Trong giai đoạn cuối năm sôi động này, khi mà các hoạt động trực tuyến trên môi trường website, ứng dụng trở nên nhộn nhịp hơn khiến cho các giao dịch tăng vọt, cơ hội để tin tặc đánh cắp tiền, thông tin giá trị hoặc cạnh tranh không lành mạnh luôn tiềm ẩn.
Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thì trong một tuần, có 245 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam: 207 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing), 38 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.
Đây đều là những con số biết nói cho thấy thực trạng đáng báo động của tấn công mạng.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi website bị tấn công
Tin tặc thường sẽ sử dụng một số kỹ thuật để tấn công, các website, ứng dụng không có đủ phòng thủ sẽ trở thành nạn nhân bị khai thác. Đôi khi có thể là tin tặc lợi dụng lỗ hổng zero-day, tận dụng các điểm yếu mới chưa kịp khắc phục, hoặc trang cấu hình không bảo mật, không cập nhật chương trình thường xuyên, sử dụng plugin yếu.
Khi đã tìm được lối vào, tin tặc sẽ có nhiều hướng khai thác. Đó có thể là chuyển hướng lưu lượng truy cập từ website của bạn vào website của bên tấn công, có thể là chèn quảng cáo trái phép, đánh cắp mật khẩu và thông tin tài chính của người dùng... Mã độc có thể xóa sạch các tập tin,một tấn công làm sập khiến website không khả dụng. Bất kỳ website nào cũng có thể gặp nguy cơ.
Một trang web bị nhiễm nội dung nguy hiểm hoặc chuyển hướng đến một trang web độc hại sẽ khiến khách truy cập sợ hãi bỏ đi. Các công cụ tìm kiếm sẽ hạ thứ hạng trang hoặc đưa trang vào danh sách đen. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị mất doanh thu và danh tiếng bị tổn hại nghiêm trọng. Website với bảo mật mạnh sẽ tránh được hầu hết các mối nguy hiểm này.
Tường lửa ứng dụng WAF bảo vệ website 24/7 trước tấn công
Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến website, ứng dụng gặp phải tấn công như:
Việc kiểm tra và sửa lỗi bảo mật mã nguồn ứng dụng đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên trách riêng trong khi phần lớn công ty không có đủ nguồn lực.
Đưa ứng dụng web vào vận hành luôn mà bỏ qua khâu test vì áp lực hoàn thành ứng dụng trong thời gian ngắn.
Kiểm tra lỗi thủ công bằng các công cụ tự động cũng không thể rà soát hết lỗi.
Network Firewall chỉ có thể bảo vệ ở tầng mạng và tầng giao vận, trong khi tấn công có thể xảy ra ở cả Layer 7.
Việc chặn tất cả truy vấn từ một nhóm IP hay chỉ cho 1 nhóm IP truy cập có thể sẽ chặn cả những truy cập từ người dùng thật.
Sử dụng tường lửa ứng dụng cho website, ứng dụng là giải pháp bảo vệ nổi bật. WAF (hay Web Application Firewall) - Tường lửa ứng dụng web về cơ bản có tác dụng như một lớp bảo mật với nhiệm vụ giám sát, lọc và chặn các lưu lượng truy cập đến website theo các quy tắc tuân thủ (yêu cầu lưu lượng truy cập phải đáp ứng mới được thông qua). Từ đó đảm bảo không có lưu lượng xấu gây hại đến website. Tuy nhiên, để xây dựng giải pháp tường lửa ứng dụng WAF cho website thì có những vấn đề cần cân nhắc.
Để hiểu hơn về khả năng của WAF và các vấn đề liên quan đến an ninh website, độc giả hãy đến ngay với Bizfly Expert Talk 66 với chủ đề "Bizfly Cloud WAF - Tường lửa bảo vệ website 24/7 trước tấn công thường gặp". Sự kiện trực tuyến được mong chờ trong tháng 11 này sẽ đem đến những thông tin quý báu:
- Thực trạng về an ninh website hiện nay
- Cách giải quyết vấn đề an ninh cho website
- Ưu nhược điểm của các giải pháp trên
- Giải pháp Bizfly Cloud WAF và các tính năng giúp bảo vệ website toàn diện
Đăng ký tham gia sự kiện miễn phí ngay tại: http://bit.ly/3GJCkvG
Để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích và nhận ngay Voucher trị giá 𝟓𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎.
Thông tin sự kiện:
- Thời gian: 14h30 - 15h30 ngày 29/11/2022
- Hình thức tổ chức: Livestream trực tiếp tại Zoom, Fanpage Bizfly Cloud