Báo Mỹ: Nhận xét F-22 và Rafale "không có cửa" trước J-20 là sự tăm tối của TT Trung Quốc?

Hoài Giang | 02-08-2020 - 13:26 PM

(Tổ Quốc) - Tác giả Andy Wolf cho rằng truyền thông Trung Quốc đang "nhảy múa" với "kịch bản tăm tối" rằng J-20 sẽ dễ dàng "đè đầu cưỡi cổ" F-22 của Mỹ và Rafale của Ấn Độ.

Ngày 30/7, trang War is Boring đăng tải bài viết nhan đề: "Collision Course: China claims F-22 and Rafale have “No Chance” against the J-20" (tạm dịch: Trước viễn cảnh đụng độ quân sự: Trung Quốc tuyên bố F-22 và Rafale "không có cửa" để so với J-20) của tác giả Andy Wolf.

Nhằm đem lại cho độc giả một cái nhìn đa chiều về sự "tự tin" mang tính chủ quan của Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt là khi so sánh khí tài Trung Quốc với các "đối thủ" MỹẤn Độ, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Trung Quốc cho rằng F-22 và Rafale "không có cửa" trước J-20?

Những tuần gần đây, truyền thông Trung Quốc đang tích cực đưa ra các quan điểm "thách thức" khi cho rằng đứng trước một giả định xung đột, tiêm kích J-20 sẽ chiếm ưu thế so với F-22 Raptor của Mỹ và Rafale mà Ấn Độ mới đưa vào trang bị.

Trong cùng một ngày, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) và Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) đăng tải 2 bài viết liên quan tới năng lực tác chiến "vượt trội" của J-20.

Mặc dù các bài báo "con hát mẹ khen hay" như vậy không phải là hiếm đối với bất kỳ quốc gia nào, nhưng Chengdu J-20 đang được các bài viết tâng bốc "theo một cách riêng".

"Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ có thể sẽ gặp bất lợi khi tác chiến ở Châu Á - Thái Bình Dương, "cha đẻ" J-20 Trung Quốc nhận định" là tiêu đề của bài báo trên tờ SCMP.

Báo Mỹ: Nhận xét F-22 và Rafale không có cửa trước J-20 là sự tăm tối của TT Trung Quốc? - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, từ khi thiết kế, tiêm kích J-20 đã lựa chọn F-22 Raptor là "đối thủ tác chiến".

Trích dẫn tuyên bố của Yang Wei (Dương Vĩ) nhà thiết kế của tiêm kích J-20, tờ SCMP cho rằng F-22 được thiết kế để tham chiến ở Châu Âu và trước viễn cảnh tham chiến ở chiến trường Châu Á - Thái Bình Dương trước các máy bay "bản địa", nó sẽ bộc lộ các yếu điểm cố hữu.

Lấy ví dụ là tiêm kích - ném bom F-4 Phantom, nhà thiết kế Dương Vĩ ngụ ý rằng thứ khí tài được thiết kế để đối đầu với Không quân Liên Xô đã dẫn đến việc nó gặp khó khăn trong Chiến tranh Việt Nam.

"Sự phức tạp của chiến trường và những hạn chế chính trị khiến F-4 gần như không thể hiện được ưu thế về tốc độ và năng lực chiến đấu ngoài tầm nhìn".

Mặc dù "cha đẻ" J-20 không đưa ra so sánh trực tiếp nó với F-22, SCMP bổ sung bài viết bằng lập luận của Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự ở Hong Kong rằng "lợi thế lớn nhất của J-20 là nó được phát triển sau, sở hữu các ưu điểm rút ra từ nhược điểm của F-22".

"Tiêm kích J-20 "lấy cảm hứng" từ F-22. Các nhà thiết kế Trung Quốc đã đặt F-22 và F-35 như các "đối thủ tác chiến" nhằm giúp họ tạo ra một chiếc tiêm kích thực tế và có năng lực vượt trội hơn".

Tất nhiên, những bình luận nói trên của các chuyên gia Trung Quốc không đề cập tới việc J-20 là kết quả của quá trình "ăn cắp trí tuệ" trắng trợn và kỹ nghệ đảo ngược từ các thiết kế thành công của nước ngoài, đặc biệt là đối với F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Trong khi SCMP đang "danced around" (nhảy múa) với "obscure scenario" (tạm dịch: kịch bản tăm tối) rằng J-20 có thể "đè đầu cưỡi cổ" F-22, thì không khó để hiểu thông điệp của Thời báo Hoàn Cầu gửi tới Ấn Độ (nước mới đây đã bổ sung vào trang bị các tiêm kích Rafale).

"Tiêm kích do Pháp sản xuất không có cửa chống lại đối thủ Trung Quốc". Các chuyên gia của tờ báo Trung Quốc cho rằng Rafale chỉ là "tiêm kích thế hệ 3 " và hoàn toàn không có cơ hội đương đầu J-20, một tiêm kích tàng hình thuộc thế hệ thứ 4.

Tuy nhiên, bài báo này có vẻ chỉ là một phần cuộc "đấu khẩu" giữa Trung Quốc và Ấn Độ, được thể hiện dưới dạng các ấn phẩm truyền thông và tuyên bố của chính phủ.

Bằng cách trích dẫn "các nhà quan sát quân sự" vô danh nhằm phản bác tuyên bố của Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Tướng BS Dhanoa rằng Rafale là "kẻ thay đổi cuộc chơi", và tiêm kích J-20 của Trung Quốc thậm chí "không dám áp sát", Thời báo Hoàn Cầu cho rằng:

"Kiến ​​thức quân sự cơ bản cho thấy khoảng cách thế hệ giữa các tiêm kích đem lại khác biệt lớn. Nó không thể lấp đầy bởi chiến thuật và ưu thế về số lượng trong thực chiến".

Cảnh quay tiêm kích Rafale của Ấn Độ cất cánh từ Pháp để tới căn cứ không quân gần biên giới Trung Quốc và Pakistan hôm 29/7 (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Pháp).

Điểm yếu "chí tử" của Không quân Trung Quốc?

Mặc dù đã có những bước nhảy vọt về mặt công nghệ quân sự, nhưng kinh nghiệm là một thứ mà các phi công Trung Quốc vẫn còn rất thiếu và cũng là điểm yếu mà ai cũng có thể thấy của Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF).

Trái ngược với PLAAF, các phi công (cả đang phục vụ lẫn dự bị) của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đều là những người đã nhiều năm kinh nghiệm, thậm chí là có thành tích không chiến (ví dụ như vụ F/A-18E Super Hornet bắn rơi cường kích Su-22 của Syria năm 2018).

Ngay cả Ấn Độ, các phi công của không quân quốc gia này đã từng không chiến và tuyên bố bắn rơi tiêm kích Pakistan vào năm 2019.

Báo Mỹ: Nhận xét F-22 và Rafale không có cửa trước J-20 là sự tăm tối của TT Trung Quốc? - Ảnh 4.

Hình minh họa (Nguồn: Warisboring).

Lần gần nhất các phi công Trung Quốc tham chiến là hơn nửa thế kỷ trước, vào ngày 13/1/1967 và trên bầu trời eo biển Đài Loan.

Mặc dù có ưu thế về số lượng trong không chiến, 12 chiếc J-6 (biển thể Trung Quốc của MiG-19) đã thể hiện "nghèo nàn" với kết quả là để 1 tiêm kích của đối phương được báo cáo là "mất tích" (trong tổng số 4 chiếc F-104), PLAAF đã bị bắn rơi tới 2 tiêm kích.

Một vụ đụng độ đáng quan tâm khác là Sự kiện đảo Hải Nam năm 2001, khi chiếc tiêm kích Shenyang J-8D của Không quân Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã "hạ gục" một trinh sát cơ EP-3E ARIES II sau khi phi công - Thiếu tá Wang Wei vô tình lao vào máy bay Mỹ.

Sau vụ va chạm trên không, EP-3 đã phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, dẫn tới việc chiếc máy bay trinh sát Mỹ bị người Trung Quốc bắt giữ, tháo gỡ và 24 thành viên phi hành đoàn bị giam giữ trong 10 ngày.

Mặc dù đã phóng khỏi máy bay, Thiếu tá Wang Wei được cho là đã thiệt mạng và trở thành liệt sĩ.

Theo chuyên gia Li Jie, vụ việc khiến Trung Quốc phải tăng cường hoạt động phòng thủ ven bờ: “Trung Quốc đã không xử lý tình huống một cách an toàn và chuyên nghiệp khi vụ va chạm xảy ra. Điều này đã được đưa vào chiến lược quốc phòng”.

“Vụ va chạm năm 2001 đã dạy cho Trung Quốc bài học. Đó là một quốc gia hùng mạnh không chỉ dựa vào kinh tế, mà còn cần mội quân đội mạnh tương xứng".

War is Boring là một chuyên trang tin tức, phân tích quân sự trực thuộc Bright Mountain Media, Inc một công ty truyền thông số của Mỹ.

Tác giả Andy Wolf là một nhà phân tích quân sự người Mỹ, thường xuyên được đăng tải các bài viết trên War is Boring, The Courier, Flaunt, Sandusky Register, Norwalk Reflector, Defense-Aerospace, Sierra Sun, The Advertiser Tribune, Nisqually Valley News và Review Times.

Vụ va chạm trên không giữa máy bay do thám EP-3E của Mỹ và chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc gần đảo Hải Nam năm 2001.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM