"Bởi vì dư luận không còn đứng về phía nạn nhân".
Những năm gần đây, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Những con số đầy đau xót đó chứng minh rằng gia đình – nơi tưởng chừng ấm áp nhất lại trở thành ngục tù, thành nỗi đau và cả sự mất mát tột cùng của ai đó.
Nỗi đau của các nạn nhân bị bạo hành gia đình cũng chính là nỗi đau chung của toàn xã hội. Vậy ngay thời điểm hiện tại, theo chiều ngược lại, xã hội đang tác động thế nào đến vấn nạn bạo hành gia đình?
"Victim-blaming" ngày càng phổ biến
Trong thời đại 4.0 và mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, truyền thông cũng có những tác động tiêu cực. Điển hình là xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân (Victim-Blaming) đang trở nên khá phổ biến bên cạnh các hành vi độc hại khác trên mạng xã hội.
[phim ngắn: https://youtu.be/EyYo8q6Pc8I]
Đổ lỗi cho nạn nhân là hành vi cáo buộc người bị bạo hành là nguyên nhân dẫn đến sự bạo hành đó, thay vì lên án kẻ đã gây ra tổn thương cho họ. Hành vi này xuất phát từ niềm tin chủ quan vào câu nói "không có lửa làm sao có khói". Khi xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tệ nạn, người ta tin rằng là do nạn nhân "gieo nhân nào, gặt quả đó" với những câu chỉ trích phổ biến khi thấy một hiện tượng bạo hành xảy ra như:
"Chắc phải có gì đó chứ bình thường sao lại bị như thế được?"
"Sao có mỗi cô ta bị chồng đánh?"
Từ đó, đám đông bắt đầu tìm cách quy kết mọi tội lỗi lên người nạn nhân. Và cứ thế vô tình tiếp tay cho bạo lực gia đình, tạo ra một chu kỳ bạo hình tinh thần cho nạn nhân với những hậu quả khó lường.
Hình ảnh cắt từ phim ngắn "Phán xét vội vàng…" của nhãn hàng ENAT
"Victim-blaming" khiến nạn nhân bị "bạo lực kép"
Thoạt nhìn, "Victim-blaming" chỉ là những lời nói, hành vi "vô ý" đến từ những người không trải qua bi kịch. Tuy nhiên, mức độ "sát thương" gây ra với nạn nhân không kém gì kẻ bạo hành.
Xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân khiến họ bị "bạo lực kép", vừa bị tổn thương do bạo lực gia đình, vừa bị tổn thương do tâm lý chỉ trích của số đông. Đổ lỗi cho nạn nhân bịt mất lối thoát của nạn nhân nhưng lại mở đường cho sự khắc nghiệt, lối sống thờ ơ, vô cảm của xã hội. Vì sợ đàm tiếu, nhiều khi nạn nhân sẽ chọn im lặng, thay vì đi tìm công lý, không dám lên tiếng khi có chuyện xấu xảy ra với mình. Từ đó suy giảm ý chí tự bảo vệ bản thân mình khỏi việc bạo hành.
Nạn nhân thường nghĩ chuyện không vui, không hay trong gia đình thì mình tự giải quyết, không nên "vạch áo cho người xem lưng", rồi "xấu chàng hổ ai".
Thậm chí, có những khi nạn nhân tìm sự trợ giúp từ cộng đồng thì lại bị chê cười rằng mang chuyện nhà đi kể khắp nơi. Thêm nữa, có một thực tế là chúng ta vẫn có cái nhìn rất khắt khe với nạn nhân, đặc biệt khi nạn nhân là phụ nữ.
Ngoài những vết thương về thể xác, người phụ nữ có quá nhiều nỗi sợ vô hình mà người ngoài cuộc không thể nhìn thấy, nó làm họ thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn. Nhưng chính sự thiếu đồng cảm từ dư luận lại là thứ dìm chết tinh thần họ nhanh nhất.
Hình ảnh cắt từ phim ngắn "Phán xét vội vàng…" của nhãn hàng ENAT
Nguy hiểm hơn, đổ lỗi cho nạn nhân gián tiếp kéo lùi văn minh của xã hội. Vô tình, nó gián tiếp "giảm nhẹ tình tiết" cho kẻ phạm tội, tạo điều kiện cho nó xảy ra nhiều hơn, ngăn cản công lí được thực hiện.
Nạn nhân cần bảo vệ, không cần đổ lỗi
Bạo lực dưới mọi hình thức đều là sai trái. Bởi vì nỗi đau của nạn nhân là có thật. Dù họ là ai, dù họ có làm gì thì cũng không một ai có quyền bạo hành họ. Khi ta đổ lỗi cho nạn nhân cũng là lúc ta bóp chết công lý từ trong trứng nước. Từ đó, cái xấu, cái ác vô tình được tiếp tay, sự tàn nhẫn vô cảm gia tăng, cản trở sự tiến bộ của xã hội.
Hình ảnh cắt từ phim ngắn "Phán xét vội vàng…" của nhãn hàng ENAT
Hãy cùng ENAT, lên tiếng cho những nạn nhân bị bạo hành và mang đến cho họ sự bảo vệ khi cần. Vì nạn nhân cần được bảo vệ, không cần đổ lỗi!