Bạn không cần phải hiểu mọi thứ, nhưng nhất định phải biết cách đặt câu hỏi: Steve Jobs rất giỏi trong việc này

Alexx | 22-07-2020 - 10:00 AM

(Tổ Quốc) - Trong công việc hay cuộc sống, năng lực đặt câu hỏi là điều vô cùng cần thiết, một câu hỏi chất lượng không chỉ là năng lực cốt lõi trong học tập và công việc, mà còn là một phần quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân.

"Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng, bạn vẫn sẽ đi hoàn thành những việc hôm nay cần làm chứ?"

Năm 2005, Steve Jobs đã đưa ra câu hỏi như này tại lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford.

Mỗi buổi sáng, ông đều đứng trước gương và hỏi mình một câu hỏi. Thông qua câu hỏi này, khám phá bản chất của những việc mà mình đang làm.

Mỗi ngày ông đều hỏi mình: "Nếu hôm nay là ngày cuối cùng, tôi vẫn sẽ tiếp tục hoàn thành việc hôm nay cần làm chứ?"

"Nếu liên tiếp nhiều ngày, câu trả lời của tôi là "không", vậy thì tôi biết rằng, đã đến lúc mình nên thay đổi", Steve nói như vậy.

Bằng cách liên tục đặt câu hỏi, ông luôn có thể đảm bảo được rằng mình sẽ làm những chuyện quan trọng nhất trong khoảng thời gian có hạn.

Bởi lẽ bạn hỏi cái gì, nghĩa là bạn đang suy nghĩ về cái đó, và bạn sẽ hành động theo hướng đó.

Nếu người đặt ra câu hỏi ở đầu bài viết là bạn, vậy câu trả lời của bạn là gì?

Bạn không cần phải hiểu mọi thứ, nhưng nhất định phải biết cách đặt câu hỏi: Steve Jobs rất giỏi trong việc này - Ảnh 1.

01
Câu hỏi hay, có sức mạnh thay đổi vận mệnh

Con người trong một ngày phải suy nghĩ 2 đến 3 vạn lần.

Nội dung suy nghĩ từ đơn giản như "tối nay ăn gì", tới hơi mang tính mục đích một chút như "mục tiêu hôm nay của tôi là gì, vì sao", cho tới những quyết định mang tính quyết sách như "chọn trường nào, kết hôn với ai" …

Những vấn đề này, trong có vẻ bình thường, nhưng thực ra đều là thông tin mà đại não gửi cho chúng ta, để chúng ta đi suy nghĩ theo hướng đó.

Một câu hỏi hay, có thể thay đổi cả cuộc đời, cũng có thể ảnh hưởng tới thế giới.

Những thiên tài luôn là người có thói quen tự đặt câu hỏi cho mình.

Cũng giống như cách mà Newton hỏi: "Vì sao quả táo lại rơi từ trên cây xuống?", và định luật vạn vật hấp dẫn ra đời.

Một câu hỏi hay, thường kích thích người ta suy nghĩ sâu xa.

Một nhà tâm lý học chỉ ra rằng: các câu hỏi có thể kích hoạt đại não, làm hài lòng đại não.

Đại não của chúng ta thích nhận câu hỏi, sau đó tỉ mẩn suy nghĩ, bất kể câu hỏi là ngu ngốc hay thông minh.

Như vậy sẽ giúp tư duy của chúng ta trở nên linh hoạt hơn, khi tư duy linh hoạt hơn, suy nghĩ cũng sẽ được toàn diện hơn.

Ông cũng nói, đặt câu hỏi là một trong những phương tiện mạnh mẽ nhất để lập trình bộ não của chúng ta, bởi lẽ việc đặt câu hỏi sẽ buộc bạn phải suy nghĩ.

Khổng Tử từng nói, muốn bác học đa tài, cần phải biết đặt câu hỏi với kiến thức, hiểu nó tới mức thấu đáo, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng, và năng thực hành.

Bạn thấy đấy, nếu bạn muốn hiểu thấu đáo, bạn phải hỏi, bởi vì đặt câu hỏi có thể dẫn dắt suy nghĩ, và suy nghĩ có thể giúp bạn nhận ra rõ ràng bản chất của vấn đề.

Bạn không cần phải hiểu mọi thứ, nhưng nhất định phải biết cách đặt câu hỏi: Steve Jobs rất giỏi trong việc này - Ảnh 2.

02
Bản chất của đặt câu hỏi, là sự mở rộng tư duy

Dạo gần đây, tôi đang đọc cuốn sách "Asking the right questions" của tác giả M. Neil Browne và Stuart M. Keeley, trong cuốn sách có đề cập rằng con đường tới với chân tướng luôn đầy rẫy những khúc mắc, và những khúc mắc lởm chởm này, chính là vấn đề.

Đặt câu hỏi, chính là "lôi" các vấn đề hay câu hỏi mấu chốt ra, thông qua giải quyết câu hỏi, dần dần dọn dẹp những hòn đá khúc mắc ngáng đường, từ đó chạm tới chân tướng.

Đặt câu hỏi cũng là một kiểu tư duy mang tính phê phán, mà tư duy mang tính phê phán khích lệ chúng ta lắng nghe người khác, học tập từ người khác, đồng thời cân nhắc những gì người khác nói, xem xét xem nó đúng đắn bao nhiêu phần.

Chúng ta khi giao lưu với người khác, những lời họ nói, chúng ta không được hoàn toàn tin tưởng, nhưng cũng không được hoàn toàn không tin, vì vậy, hãy thông qua đặt câu hỏi để dẫn dắt sự suy nghĩ, rồi cân nhắc lời mà người khác nói.

Triết gia Hy Lạp cổ đại, Sokrates nói: "Cuộc đời mà không có sự suy ngẫm thì không gọi là sống."

Đặt câu hỏi thực ra chính là quá trình tự suy ngẫm lại mình. Đặt câu hỏi về người khác, đặt câu hỏi về mình, suy nghĩ vấn đề nhiều lần, rồi từ đó tìm ra phương pháp giải quyết hoàn hảo nhất.

Năng lực đặt câu hỏi phản ánh năng lực suy nghĩ của một người, bạn không biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ không phát hiện ra được phương hướng tư duy đúng đắn.

Chúng ta phải học cách đặt câu hỏi, rồi thông qua đó mở rộng tư duy của mình, đặc biệt là tư duy mang tính phê phán.

Có người nói: "Thế giới tồn tại hàng nghìn hàng vạn những phát minh, nhưng xuất phát điểm của chúng lại đều bắt nguồn một chữ "hỏi" mà ra."

Phát minh được sinh ra nhờ đặt câu hỏi, có câu hỏi, mới có suy nghĩ, có suy nghĩ rồi mới có một loạt những thay đổi phía sau.

Bạn không cần phải hiểu mọi thứ, nhưng nhất định phải biết cách đặt câu hỏi: Steve Jobs rất giỏi trong việc này - Ảnh 3.

03
Đặt câu hỏi thúc đẩy phương pháp tư duy sáng tạo, nắm chắc bản chất của vấn đề

Người dẫn chương trình nổi tiếng của Mỹ, Frank Cessno nói: một câu hỏi hay đã có thể giúp giải quyết được một nửa vấn đề.

Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề, bạn bắt buộc phải biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ.

Vậy thì làm thế nào để đặt câu hỏi? Trước tiên hãy bắt đầu từ việc phát hiện vấn đề.

Einstein từng nói rằng, nếu chỉ cho ông 1 tiếng để cứu thế giới, trước tiên ông sẽ dành ra 55 phút để đi tìm hiểu và phát hiện vấn đề, rồi sau đó dùng 5 phút còn lại đi giải quyết nó.

Trước khi làm cái gì, hãy tự mình hỏi: bản chất của vấn đề này nằm ở đâu?

Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, là một người rất coi trọng việc đặt câu hỏi.

Khi xử lý và giải quyết vấn đề, ông sẽ luôn không ngừng hỏi: Tại sao?

Rồi từ đó tìm ra căn nguyên của vấn đề.

Khi vấn đề vận chuyển của Amazon xuất hiện vấn đề, ông sẽ viết viết vẽ vẽ trên bảng trắng, rồi không ngừng hỏi: vì sao lại xảy ra vấn đề này?

Thông qua đặt câu hỏi, bạn có thể tìm thấy bản chất cốt lõi của vấn đề.

Khi đối mặt với mọi việc, thứ xuất hiện đầu tiên trong đầu của những người xuất chúng sẽ là "đâu mới là vấn đề tồn tại thực sự?", "Đâu mới là điều thực sự quan trọng?"

Bạn không cần phải hiểu mọi thứ, nhưng nhất định phải biết cách đặt câu hỏi: Steve Jobs rất giỏi trong việc này - Ảnh 4.

Một ngày nọ, trong khi đang làm việc, một máy sản xuất các phụ tùng của Toyota Motor Company đột nhiên dừng lại. Người quản lý ngay lập tức gọi nhân viên tới và hỏi một loạt câu hỏi.

Hỏi: Sao máy đột ngột dừng lại?

Đáp: Vì cầu chì bị đứt.

Hỏi: Cầu chì vì sao lại đứt?

Đáp: Vì bị quá tải

Hỏi: Thế vì sao nó quá tải?

Đáp: Vì ổ trục khô không đủ trơn.

Hỏi: Thế vì sao lại không đủ trơn?

Đáp: Vì bơm dầu không thể hút dầu bôi trơn

Hỏi: Thế vì sao lại không hút được?

Đáp: Vì bơm dầu bị mài mòn nghiêm trọng?

Hỏi: Thế vì sao lại bị mài mòn nghiêm trọng?

Đáp: Vì không được trang bị bộ lọc nên mạt sắt bị cuốn vào.

Liên tiếp dùng 6 câu hỏi "vì sao" để hỏi, hỏi cho ra bản chất và cốt lõi vấn đề, giúp vấn đề được giải quyết một cách triệt để.

Trong những vấn đề này, nếu dừng lại ngay sau khi câu hỏi "tại sao" thứ nhất được giải quyết, vậy thì đó sẽ là một sai lầm, bởi nếu chỉ thay cầu chì, cầu chì vẫn sẽ tiếp tục đứt, bởi lẽ cầu chì hoàn toàn không phải nguyên nhân sâu xa, cốt lõi, và vấn đề tất nhiên cũng sẽ không được giải quyết triệt để.

Vì vậy, khi gặp khó khăn, hãy đặt ra nhiều câu hỏi "vì sao" hơn một chút, truy tìm căn nguyên của vấn đề, đó mới là cách thức giải quyết vấn đề tốt nhất.

Trong công việc hay cuộc sống, năng lực đặt câu hỏi là điều vô cùng cần thiết, một câu hỏi chất lượng không chỉ là năng lực cốt lõi trong học tập và công việc, mà còn là một phần quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân.

Vậy còn bạn, nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, bạn sẽ làm gì?

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM