Trên thị trường thực phẩm vào mùa thu có rất nhiều nguyên liệu là các loại củ: Khoai lang, củ sen, củ mài, củ cải... Trong số đó, có một loại nguyên liệu là khoai sọ/khoai môn vừa thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại nấu được đa dạng các món ăn từ chiên, xào, nấu canh, làm bánh... Khám phá cách nấu canh khoai sọ hấp dẫn với hải sản và rau cải, một món ăn hoàn hảo cho mùa thu, giúp dưỡng ẩm cho làn da.
Khoai sọ có chứa khoảng 70% tinh bột và chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm. Các hạt tinh bột của khoai sọ nhỏ hơn so với khoai lang và củ mài nên có vị tinh tế hơn. Khoai sọ cũng giàu protein chất nhầy, làm tăng thêm độ dẻo, mịn màng cho món ăn. Hơn nữa, protein chất nhầy này có thể tạo ra globulin miễn dịch sau khi được cơ thể con người hấp thụ. Khoai sọ cũng giàu chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, kali, magie, natri, carotene và vitamin B. Trong cùng một trọng lượng, khoai sọ lại bổ dưỡng hơn khoai lang. Tốt và bổ dưỡng cũng như có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột nhiều hơn củ sen.
Vào thời điểm hiện tại, khoai sọ đã có rất nhiều trên thị trường, nếu thấy bạn đừng bỏ lỡ nhé! Hôm nay chúng tôi chia sẻ với bạn cách mới lạ nấu khoai sọ, khiến món canh khoai sọ quen thuộc trở nên lạ miệng và ngon hơn. Bằng cách thêm nguyên liệu hải sản vào nấu cùng sẽ làm tăng thêm vị ngon cho món khoai sọ. Và bây giờ hay cùng theo dõi các bước chi tiết làm món canh khoai sọ nấu ngao và rau cải.
Nguyên liệu làm món canh khoai sọ nấu ngao và rau cải
10-12 củ khoai sọ, 2 cây rau cải chíp, 500g ngao, lượng gia vị thích hợp, một chút bột tiêu trắng, 2 cây hành lá, 3 tép tỏi băm, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món canh khoai sọ nấu ngao và rau cải
Bước 1: Khoai sọ rửa thật sạch để loại bỏ bùn đất bám ở vỏ. Sau đó cho khoai sọ vào nồi hấp và bật bếp để hấp chín. Đối với những củ khoai sọ có khích thước lớn, bạn có thể cắt làm đôi trước khi hấp.
Bước 2: Hấp khoai sọ trong khoảng 10 phút. Chỉ cần đảm bảo khoai sọ mềm khoảng 70% đến 80% thì có thể lấy ra. Lúc này, bạn có thể thả vào chậu nước ngâm một lúc cho nguội để nhanh chóng bóng vỏ. Hoặc bạn để nguội tự nhiên rồi bóc bỏ vỏ khoai sọ, để phần thịt khoai vào bát tô và sử dụng sau.
Bước 3: Rau cải chíp bạn cắt bỏ gốc, tách rời từng lá rồi rửa sạch. Hành lá rửa sạch và thái nhỏ. Tỏi đập dập, băm nhỏ. Ngao rửa sạch, đổ vào nồi, thêm lượng nước thích hợp rồi đặt lên bếp để luộc. Đun cho tới khi ngao mở miệng hoàn toàn thì tắt bếp. Vớt ngao ra, rửa sạch từng con dưới vòi nước cho hết cát. Nếu không thích để nguyên vỏ thì bạn có thể nhặt lấy ruột ngao, rửa sạch. Nước luộc ngao bạn để vào bát cho lắng cặn rồi dùng sau.
Bước 4: Đặt nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào rồi đun nóng. Sau đó bạn thêm hành lá và tỏi băm vào, xào thơm. Tiếp đó bạn trút khoai sọ đã hấp vào xào một lúc thì cho nước luộc ngao, rồi thêm chút nước sôi để vừa khẩu phần ăn. Đậy nắp nồi lại rồi nấu cho đến khi khoai sọ chín mềm.
Bước 5: Cho rau và ngao vào nồi, đảo đều một chút rồi thêm chút gia vị và tiêu trắng cho vừa ăn. Giữ mức lửa đun thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp, lấy canh ra khỏi nồi.
Thành phẩm món canh khoai sọ nấu ngao và rau cải
Một món ăn rất đơn giản, nhanh gọn đã hoàn thành. Khoai sọ không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, kết hợp cùng vị umami của ngao mang lại trải nghiệm ẩm thực mới lạ. Món canh hương vị thanh mát, ngọt ngon từ nước đến rau củ. Tất cả hòa quyện tạo nên món ăn cùng cơm rất thú vị. Nếu bạn muốn thử một cách ăn khoai sọ mới, bạn có thể thử công thức này. Đảm bảo ai cũng khen tuyệt vời khi được thưởng thức.
Lưu ý:
Để loại bỏ vỏ khoai sọ tốt hơn, bạn chỉ cần hấp cho đến khi chúng chín khoảng 70 đến 80%. Đừng quan trọng bên trong còn cứng vì sau đó chúng ta sẽ tiếp tục nấu lần nữa cho đến khi chín hoàn toàn.
Để ngao không bị cặn cát lúc ăn, chúng ta có thể ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 1-2 tiếng. Luộc rồi rửa sạch ruột ngao dưới vòi nước cũng là cách giúp loại bỏ triệt để cát lần nữa. Phần nước ngao luộc bạn nên để một lúc cho lắng cặn, lọc rồi mới dùng nấu. Nước ngao chính là nguồn tạo nên vị umami của món ăn này.