Liên tục kiểm tra các trang mạng xã hội, tiếp cận với hàng chục, hàng trăm tin tức tiêu cực – đó chính là hệ quả của hiện tượng doomscrolling. Thuật ngữ này vốn không còn quá xa lạ nhưng đến năm 2020 này, mọi người mới dần nhận thức rõ ràng hơn sự ảnh hưởng của nó.
Từ điển uy tín Merriam-Webster đưa hai thuật ngữ doomsurfing và doomscrolling vào danh sách theo dõi - dành cho những từ được sử dụng ngày càng nhiều trong thực tế nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chí để chính thức có đề mục riêng trong từ điển.
Theo định nghĩa của từ điển này, doomsurfing và doomscrolling "là những thuật ngữ mới đề cập đến xu hướng tiếp tục lướt (đọc) những tin tức xấu, mặc dù tin tức đó khiến người tiếp nhận chúng phiền muộn, chán nản hoặc trầm cảm".
Cũng theo Merriam-Webster, trong thời gian gần đây, nhiều người đang bị cuốn vào việc đọc liên tục các tin tức tiêu cực về COVID-19 mà "không có khả năng dừng lại".
Và giờ đây, khi tràn ngập các thông tin về tranh cử tổng thống Mỹ, các cảnh báo mới nhất của Covid-19 hay các drama của người nổi tiếng, hiện tượng "doomscrolling" như một chiếc hố sâu khó có thể thoát ra nổi.
Có những lý do cụ thể dẫn đến hành vi này. Theo Kaz Nelson - phó giáo sư đại học Y Minnesota tại Minneapolis: não bộ con người luôn bật chế độ canh giác với những đe dọa để bảo vệ bản thân.
Bà chia sẻ: "Khi đọc những thông tin tiêu cực, cơ chế phòng bị được thiết lập. Việc này rất hữu ích để nhận thức được các hiểm họa đối với sức khỏe, sự an toàn và đốc thúc chúng ta giải quyết các vấn đề đó. Đây cũng là lý do mọi người đọc hết bài báo này đến bài báo khác. Bộ não con người cho rằng đó là việc làm cần thiết và nên cập nhật".
Bà cũng nói thêm: "Tuy nhiên, não bộ chưa đủ khả năng để tiếp cận với lượng lớn thông tin như hiện nay", vì vậy quá tải thông tin cũng là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong cuộc sống thường nhật và các vấn đề về sức khỏe khá.
Phần nào mọi người cũng đã ý thức được tác hại của "doomcrolling", nhưng không dễ dàng vượt qua cạm bẫy này.
Để cải thiện tình hình, các chuyên gia đã gợi ý một số thói quen để làm chủ bản thân:
Đặt giới hạn thời gian sử dụng
Pavan Madan - bác sỹ tâm lý tại Davis, California cho biết việc thiết lập khoảng thời gian sẽ khiến bản thân tự chủ hơn trong cách sử dụng. Ông nói: "Đặt thông báo nhắc nhở khi nào nên tắt thiết bị điện tử, sử dụng các ứng dụng ghi lại tổng thời gian sử dụng và đặt giới hạn với các ứng dụng mạng xã hội".
Nếu chưa quen, bạn có thể bắt đầu từng chút một. Ví dụ như cho bản thân 15 phút lên Facebook kiểm tra thông báo, sau đó bỏ điện thoại sang một bên để làm việc 1-2 tiếng, rồi lại cho bản thân thư giãn 15 phút. Khi mới tập thói quen này có thể chưa quen và cảm thấy bí bức, nhưng chỉ sau 2-3 ngày, nó sẽ dễ dàng hơn và khiến bạn cảm thấy tự do, không lệ thuộc vào các thiết bị như trước.
Theo định nghĩa của từ điển này, doomsurfing và doomscrolling "là những thuật ngữ mới đề cập đến xu hướng tiếp tục lướt (đọc) những tin tức xấu, mặc dù tin tức đó khiến người tiếp nhận chúng phiền muộn, chán nản hoặc trầm cảm".
Tự nhận thức suy nghĩ của bản thân khi lướt mạng
Madan cho rằng nên tự nhận định và đánh giá những cảm xúc, ý nghĩa khi đọc thông tin.
Nói dễ hiểu hơn là nghĩ trước khi phản ứng với những nội dung tiêu cực. Dành thời gian suy nghĩ về tin tức, vì sao bạn cảm thấy như vậy, cảm xúc bây giờ của bạn là gì, bạn định phản ứng ra sao và làm sao để cư xử có văn hóa hơn?
Thiền định 10 giây
Chỉ 10 giây thì có tác dụng gì? Như phần lớn mọi người đã biết thì thiền định có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tinh thần. Xây dựng thói quen ngồi thiền cũng là một cách tốt để dừng việc vô thức lướt mạng.
Giáo sư Paul Harrison chia sẻ ông luôn khuyên học trò của mình luyện tập kỹ thuật có tên Vipassana và chỉ vỏn vẹn 10 giây.
Ông cho biết: "Vipassana là kỹ thuật thiền định mà ta gọi tên những ý nghĩ và cảm giác trải qua. Đầu tiên là nhắm mắt, tập trung vào nhịp thở và nhận biết những suy nghĩ, cảm xúc vụt qua. Việc này để nhắc nhở bạn rằng đó chỉ là cảm xúc nhất thời mà thôi".
Bạn có thể luyện kỹ thuật này bất cứ khi nào cảm thấy bản thân đang bị chìm vào "cơn mưa" tin tức.
Không cầm điện thoại ngay khi ngủ dậy
Liana Pavane - chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng bắt đầu buổi ngày mới cần không gian tĩnh tâm thay vì lập tức kiểm tra thông báo trên mạng xã hội: "Cố gắng tạo thói quen thức dậy vào cũng một khung giờ và không động vào các loại thiết bị sau đó 30 phút. Việc này giúp cơ thể và tâm trí được tỉnh táo và tăng năng suất làm việc".
Thanh lọc lượng người đang theo dõi
Regine Muradian - nhà tâm lý học gợi ý: "Hãy theo dõi những tài khoản truyền cho bạn cảm hứng và mang tới thông điệp tích cực, bổ ích. Tạo một danh sách những thứ bạn yêu thích và muốn học hỏi. Từ đó tìm ra những nghệ sĩ, chuyên gia, người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực đó. Bằng cách chọn lọc những gì bạn thấy, cuộc sống sẽ trở nên lành mạnh hơn".
Liana Pavane - chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng bắt đầu buổi ngày mới cần không gian tĩnh tâm thay vì lập tức kiểm tra thông báo trên mạng xã hội: "Cố gắng tạo thói quen thức dậy vào cũng một khung giờ và không động vào các loại thiết bị sau đó 30 phút. Việc này giúp cơ thể và tâm trí được tỉnh táo và tăng năng suất làm việc".
Tắt các thông báo điện thoại
Khi mới sáng chế ra những chiếc điện thoại thông minh, chức năng thông báo là cách để giúp con người làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nhưng ngày nay, thông báo là nguyên nhân gây sự xao nhãng, thậm chí là phiền phức.
Candace V. Love - nhà tâm lý học chia sẻ: "Nếu có thông báo từ ứng dụng mà khiến bạn phải dừng việc đang làm để đọc chúng thì hãy cài đặt lại để tắt nó đi. Chúng chỉ làm mất tập trung và gây sự cấp thiết ảo khiến bạn phải đọc chúng".
Dành thời gian cho các hoạt động sáng tạo
Pavane chỉ ra nếu quy định khoảng thời gian nào đó trong ngày dành cho các hoạt động kích thích não bộ sẽ rất tốt, thay vì dành hết thời gian cho việc lướt điện thoại vô bổ.
Ông nói: "Ví dụ, chơi trò tranh ghép hình mỗi ngày có tác dụng kích thích hoocmon dopamine. Tranh tô màu cũng có hiệu quả tương tự, hoặc chơi nhạc cụ, đọc sách,....Bất cứ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy thỏa mãn khi hoàn thành đều tạo ra dopamine - hoocmon hạnh phúc".
Candace V. Love - nhà tâm lý học chia sẻ: "Nếu có thông báo từ ứng dụng mà khiến bạn phải dừng việc đang làm để đọc chúng thì hãy cài đặt lại để tắt nó đi. Chúng chỉ làm mất tập trung và gây sự cấp thiết ảo khiến bạn phải đọc chúng".
Đi ra ngoài
Amber Trueblood - chuyên gia lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho biết: "Dành thời gian đi hít thở không khí, hòa mình với thiên nhiên mà không mang theo điện thoại là một trải nghiệm tuyệt vời và rất hữu ích. Hệ thần kinh sẽ được chữa lành và các hệ miễn dịch cũng cải thiện hơn".
*Theo Huffpost