Khi trẻ bị viêm hô hấp có khả năng xuất hiện một số triệu chứng. Các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, ngạt mũi, ho húng hắng, ho đàm, nóng người, sốt nhẹ, mệt hoặc hơi mệt. Triệu chứng nặng hơn bao gồm thở nặng, thở mệt, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, ho nhiều, ho liên tục, sổ mũi kéo dài.
Theo anh Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nội, để tránh trường hợp con trở nặng hoặc kiểm soát tốt triệu chứng từ khi khởi phát, thì mẹ cần lưu ý và chuẩn bị sẵn các nhóm thuốc sau:
1. Nhóm hạ sốt: Dùng khi con viêm hô hấp kèm sốt
- Thường có 2 loại thuốc: uống (dạng viên hoặc dạng sủi) và đặt hậu môn
+ Viên đặt hậu môn dùng khi: con bị nôn, đsu miệng hoặc bị chân tay miệng không ăn được, khi con bị co giật, mà không dùng được dạng viên. Có 3 hàm lượng của efferalagan: 80mg, 150mg, 300mg.
+ Gói uống hoặc viên sủi: gói 80mg, 150mg, 250mg, 500mg.
+ Viên uống dạng viên nén: Viên 500mg (dùng cho con lớn hơn trên 8 tuổi).
+ Các loại uống dạng siro: Dùng liều 10-15 mg/ kg cân nặng (nếu con nôn, trớ sau 15 phút uống lại liều chuẩn). Nếu sau 2 giờ không hạ sốt, hoặc nhiệt độ tăng lên chuyển dùng Ibuprofen dạng siro (liều 8-10 mg/kg) cách 6-8 giờ nếu sốt lại (Ibuprofen có thể gây xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết trong, sốt xuất huyết Dengue).
Chú ý: cần ý kiến bác sĩ, không lạm dụng.
- Kết hợp lâu ấm ẩm: trán, nách, bẹn và nới lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh, có thể dùng điều hoà.
Nếu con tiền sử co giật do sốt thì cần xin lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc con sốt sao cho phù hợp với cơ địa của con.
Sử dụng nhiệt kế để đo: ưu tiên nhiệt kế thủy ngân.
2. Nhóm xử trí khụt khịt - ngạt mũi: Dùng khi con có dấu hiệu khởi phát các triệu chứng taị mũi
- Nước muối sinh lý nhỏ mũi 0.9% hoặc các loại nước muối sinh lý vô khuẩn như Fysoline - Nước muối biển sâu: Xisat kid, Sterimar baby (xịt cá heo), Humer 050.
- Xịt thảo mũi thảo dược cho trẻ từ 0 tháng: Xịt mũi SinusNose Soothing.
- Nhóm co mạch, kháng sinh, corticoid dùng ngắn ngày, không quá 5- 7 ngày
- Otrivin 0,05%: nhỏ khi mũi đặc, mũi trong.
3. Nhóm xử trí khò khè: Con khò khè có nhiều nguyên nhân, mẹ cần ít nhất 1 lần cho con đi khám khi thấy dấu hiệu này
- Nhẹ và khò khè do đường hô hấp trên thì xịt họng là được.
- Nặng hơn dùng máy khí dung, mask khí dung và dây nối: Nếu con hay bị, mẹ nên có sẵn tại nhà.
- Pulmicort, ventolin, nước muối 3% (cần bác sĩ của con hướng dẫn) không lạm dụng.
4. Nhóm long đờm 1 hoạt chất: Dung khi con ho kèm nhiều đàm đặc
- Mẹ tự dùng tại nhà chỉ dùng các nhóm long đờm 1 hoạt chất, đây là những thuốc không kê đơn. Nếu mẹ muốn dùng các loại long đờm nhiều hơn 1 hoạt chất thì cần phải xin ý kiến bác sĩ.
- Halixol (ambroxol hydrochloride), Ambroxol, Bisolvon Kids. Ưu tiên dùng Bisovol cho con dưới 1 tuổi.
- Các loại giảm ho long đờm thảo dược như: Prospan, Bảo Thanh, Soothing, bổ phế Nam Hà,... mẹ có thể dùng kết hợp với siro long đờm.
- Không dùng ức chế cơn ho và long đờm cùng nhau: Sau dùng long đờm 30-45 phút có thể vỗ rung long đờm cho con, tuỳ từng độ tuổi để áp dụng.
- Tất cả sự phối hợp khác đều cần xin ý kiến của bác sĩ của con (Có thể dùng thuốc ho long đờm thảo dược, nhưng hiệu quả long đờm của thảo dược không cao).
5. Nhóm giảm ho: Dùng khi con ho nhẹ hoặc ho khan
- Nhóm thuốc ho thảo dược: Chanh đào mật ong (không dùng trẻ dưới 1 tuổi), gừng, chanh, lá hẹ, Prospan, Bảo Thanh, Bổ Phế Nam Hà, Soothing,… dùng khi con ho nhẹ, ho húng hắng.
- Siro ho, ức chế trung tâm ho: Methorphan, Atussin (dùng tử 2 tuổi), mẹ không tự ý dùng.
- Mọi sự kết hợp khác, cần bác sĩ hướng dẫn không nên lạm dụng.
6/ Nhóm chống dị ứng 1 hoạt chất: Dùng khi con có dấu hiệu viêm mũi dị ứng hoặc sổ mũi nhiều.
- Toàn bộ các nhóm thuốc chống dị ứng 1 hoạt chất đều cần kê đơn và bác sĩ hướng dẫn dùng, mẹ không tự ý dùng, tuy nhiên có 1 vài loại các mẹ hay dùng và cần chú ý như sau:
+ Với con dưới 6 tuổi chỉ dùng: Deslotaradin (Aerius).
+ Với các con có thể dùng thuốc viên thì có thể dùng Cetirizin.
"Khuyến cáo này là tham khảo, do toàn bộ là thuốc kê đơn, mẹ không tự ý mua và dùng tại nhà. Ngoài ra các nhóm khác như: kháng Sinh, không khuyến cáo tự ý mua dùng và dự trữ tại nhà. Các nhóm vitamin tổng hợp hoặc tăng đề kháng thì tuỳ theo mỗi mẹ trong cách chăm con, sẽ không có khuyến cáo chung. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng, cần chăm con và vệ sinh mũi họng tốt để tránh trính trạng tái phát ngày càng nặng hơn, nếu như con bị tái phát với triệu chứng phức hợp, nhiều hơn 1-2 triệu chứng thì mẹ cần cho con đi khám luôn hoặc xin ý kiến bác sĩ thường theo dõi và điều trị cho con chứ không tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn", bác sĩ Đông thông tin.