Bác sĩ nhi chia sẻ 3 nguyên tắc mặc đồ và giữ thân nhiệt mẹ cần biết khi cho con nằm điều hòa

Thảo Hương | 27-05-2023 - 08:52 AM

(Tổ Quốc) - Khi cho con nằm điều hòa mùa nắng nóng, mẹ chú ý một số nguyên tắc để bảo vệ sức khỏe của bé.

Nhiều mẹ loay hoay, không biết nên mặc cho con thế nào để con ngủ ngon, thậm chí hoang mang khi bố mẹ rét run nhưng con vẫn đạp chăn. Đó là do chưa hiểu rõ nguyên lý thoát nhiệt trên cơ thể trẻ em. Theo phản xạ và sợ con lạnh nên mẹ sẽ hay mặc kín, đeo bao tay chân, đắp chăn... 

Theo bác sĩ Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nội, nguyên nhân là do quá trình thoát nhiệt dưới da của trẻ nhiều hơn người lớn nên khi mặc kín, đắp chăn sẽ làm cho nhiệt không được trung hòa đi mà bí lại. Đièu này làm con nóng hơn, có thể làm toát mồ hôi và đạp chăn. 

Để đảm bảo sức khỏe của bé, cha mẹ cần mặc cho con theo 3 nguyên tắc sau

Nguyên tắc 1: Mặc đồ dài tay, đồ có tính thấm cao, thoáng rộng, không cần đi tất tay, tất chân, quảng khăn cổ, đội mũ thóp (lớp tóc của con đã là 1 lớp bảo vệ thóp rồi). Nhiều mẹ thắc mắc không quàng khăn có sợ con viêm họng không? Nhưng không sao nhé các mẹ, con viêm họng là do virus hoặc khô họng làm tổn thương họng là chính, chứ không phải do không quàng khăn. 

Nguyên tắc 2: Không nằm đệm lún, gối lún để tránh hiện tượng bí hơi làm con ra mồ hôi lưng, sau gáy, chưa kể đệm lún làm diện tích tiếp xúc của cơ thể con với mặt giường là lớn nhất, nếu con nằm ngửa. 

Nguyên tắc 3: Mặc cho con áo có gấu áo dài và xô vin vào trong quần để tránh hở bụng. Hoặc dùng 1 khăn mỏng đắp lên bụng để tránh con bị lạnh bụng do nằm bị kéo áo lên. Không cần đắp chăn cho con, nếu như con liên tục đạp chăn ra. 

Bác sĩ nhi chia sẻ 3 nguyên tắc mặc đồ và giữ thân nhiệt mẹ cần biết khi cho con nằm điều hòa - Ảnh 1.

Để chắc chắn con không bị lạnh, hãy kiểm tra da tay của con theo 3 nguyên tắc sau

 + Nếu da tay con ẩm, nóng nóng thì con đang nóng và lấm tấm mồ hôi, mẹ hạ nhiệt độ xuồng. 

+ Nếu da tay con lạnh toát: con đang lạnh, mẹ cần tăng nhiệt. 

+ Nếu da tay con mát mượt, không ẩm: tức là mọi thứ đang rất ổn. Mẹ yên tâm ngủ ngon. Ngoài ra do con thoát nhiệt nhanh, nên khi ngủ sâu thì thân nhiệt sẽ giảm nhẹ. Mẹ cần dùng thêm sáp giữ ấm cho con để cân bằng thân nhiệt. Và chú ý kiểm soát tình trạng khô mũi, khô họng sau khi ngủ dậy. Các vấn đề khác như: nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, độ thoáng của phòng mẹ vẫn phải kiểm soát hàng ngày. Do vậy, chăm con nằm điều hoà mà không ốm thì mẹ cần tỉ mỉ từng chút một. 

 9 nguyên tắc nằm điều hòa khi con bị viêm phổi mẹ cần nhớ

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm phòng theo chỉ sốt trên Nhiệt Ẩm Kế chứ không theo chỉ số trên điều hòa.

2. Tùy theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, nhiệt độ điều hòa để ở khoảng 26-28 độ, không nên để quá thấp dễ làm con bị khô mũi không hồi phục và làm viêm mũi.

3. Độ ẩm trong nhà nên căn chỉnh về khoảng 55-70%. Trong khoảng này là ổn, không quá khô cũng không quá ẩm. Để điều chỉnh cân bằng ẩm, mẹ để 1 chậu nước trong phòng, phơi khăn ẩm trong phòng hoặc dùng máy phun sương tạo ẩm. Cách nào phù hợp và kinh tế thì mẹ làm.

4. Mặc thoáng, không nằm đệm lún, không chèn quá nhiều, kiểm tra độ thoáng, sạch về gối con nằm, chăn con đắp.

5. Giữ ẩm mũi cho con bằng các loại xịt thảo dược vừa có tác dụng giữ ẩm vừa có tác dụng phòng ngừa viêm. Dùng hàng ngày được do là dịch chiết dược liệu nên an toàn và không gây khô mũi.

Bác sĩ nhi chia sẻ 3 nguyên tắc mặc đồ và giữ thân nhiệt mẹ cần biết khi cho con nằm điều hòa - Ảnh 2.

Anh Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nội

6. Giữ cân bằng thân nhiệt cho con bằng các loại sáp giữ nhiệt hoặc tinh dầu. Sáp giữ nhiệt như sáp Soothing thì giữ được khoảng 4-6 tiếng, tinh dầu như Tràm Gió thì giữ nhiệt được khoảng 45-60ph. Giúp con không bị mất cân bằng thân nhiệt vào lúc giữa đêm và gần sáng khi nhiệt độ thấp và thân nhiệt con biến thiên. Mẹ chú ý: đây là giữ cân bằng thân nhiệt chứ không phải là giữ ấm.

7. Các hướng gió, khí lạnh trực tiếp không được hướng thẳng về phía con, tất cả đều là gián tiếp. Nếu kết hợp thêm quạt thì để quạt tản gió và cách xa con khoảng 1,5-2m trở lên.

8. Nếu nhà có điều kiện thì mẹ dùng thêm máy lọc không khí, không có cũng không sao.

9. Hơn hết tất cả các quy tắc bên trên, đều không bằng thực tế trên cơ thể con. Nếu mẹ đã thực hiện theo 8 quy tắc trên mà sờ vẫn thấy da con ẩm, lấm tấm mồ hôi, lòng bàn tay ra mồ hôi thì mẹ điểu chỉnh lại sao cho.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bố mẹ bảo vệ sức khỏe của trẻ khi dùng điều hòa trong mùa nắng nóng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM