Cả 2 vợ chồng nhiễm HPV do dùng chung nhiều vật dụng
Tiểu Vương 24 tuổi và chồng là Tiểu Lưu kết hôn được 2 năm. Trong mắt nhiều người họ là cặp đôi hạnh phúc bởi chưa bao giờ cãi nhau. Điều này khiến nhiều đồng nghiệp, bạn bè ghen tị. Gần đây, 2 người phát hiện cơ thể có gì đó không ổn, nhất là Tiểu Lưu nổi cục nhỏ ở hạ bộ, Tiểu Vương cũng thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn và có mùi khó chịu. Tiểu Vương cảm thấy có điều bất ổn nên đã kéo chồng đến bện viện khám.
Kết quả kiểm tra cho thấy cả 2 vợ chồng đều bị nhiễm HPV, tình trạng này không nguy hại lắm đối với Tiểu Lưu, nhưng với vợ anh Tiểu Vương, nhiễm HPV rất dễ gây ung thư cổ tử cung. Sau khi tìm hiều kỹ càng, bác sĩ mới biết rằng, vợ chồng Tiểu Vương đã sử dụng chung nhiều vật dụng như khăn tắm, thậm chí mặc chung cả quần áo của nhau, đây là nguyên nhân chính làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cả 2 người.
Bác sĩ nhắc nhở: Vợ chồng dù yêu nhau đến mấy cũng cố gắng không dùng chung những đồ vật dưới đây để tránh mắc bệnh
1. Khăn tắm
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều cặp vợ chồng thường dùng chung khăn tắm. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại là một hành vi rất không lành mạnh. Khăn chủ yếu dùng để lau mặt, lau người, tiếp xúc gần với da của con người trong quá trình sử dụng nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Khăn có thành phần chủ yếu là sợi bông, có khả năng hút nước tốt và là nơi thích hợp nhất để vi khuẩn tồn tại.
Hầu hết các loại khăn tắm gia đình đều được treo trong phòng tắm. Hệ thống thông gió trong phòng tắm không tốt. Vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường như vậy. Do đó, nếu vợ chồng dùng chung khăn tắm, rất dễ bị lây nhiễm chéo, nhất là đối với phụ nữ. Vì vậy, vợ chồng không dùng chung khăm tắm, khăn tắm thường xuyên khử trùng để đảm bảo khăn luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh.
2. Dép lê đi trong nhà
Vợ chồng đi chung dép là chuyện bình thường, nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe. Y sĩ Vương Hiểu Minh, đứng đầu Bệnh viện Đại học Cát Lâm, đã tiến hành kiểm tra vi khuẩn trên 5 vật dụng gia đình của 10 gia đình, bao gồm màn, điện thoại di động, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa và dép.
Kết quả cho thấy, dép có vi khuẩn ẩn nấp nhiều nhất, số lượng vi khuẩn trên 4 chiếc dép đi trong nhà vượt quá 200 con. Chân đi dép trong một thời gian dài, dễ đổ mồ hôi. Nếu bạn không giặt sạch, phơi nắng, đôi dép ẩm ướt sẽ trở thành nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường ấy dễ dẫn đến hôi chân, bệnh phù nề... Vì vậy việc mọi người dùng chung giầy, dép thực sự rất nguy hiểm.
3. Kem đánh răng, bàn chải đánh răng
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều gia đình đã quen với việc dùng chung kem đánh răng. Nhưng khi bóp lấy kem, kem đánh răng và bàn chải sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau, vi khuẩn, vi-rút cũng nhân cơ hội này mà bọc lấy kem đánh răng và lây lan cho người bên cạnh.
Vì vậy, kem đánh răng và bàn chải đánh răng phải dùng riêng trong gia đình, không nên dùng chung với nhau. Trên bàn chải đánh răng có rất nhiều vi trùng ẩn náu, nhiều người bị chảy máy chân răng khi đánh răng. Những vi khuẩn này cũng sẽ ẩn náu trong các kẽ hở của bàn chải đánh răng, dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
4. Xà phòng tắm
Xà phòng là sản phẩm tẩy rửa nhà nào cũng có nhờ giá thành rẻ lại còn diệt khuẩn tốt. Đặc biệt nó còn là thứ mà rất nhiều người dùng chung với nhau, kể cả ở nhà hay môi trường công cộng. Nhưng bạn có biết rằng, việc dùng cùng một bánh xà phòng sẽ làm tăng nguy cơ khiến vi khuẩn lây lan, đặc biệt là giữa vợ chồng với nhau.
Cụ thể, xà phòng thường ẩm ướt nên sẽ là môi trường "tuyệt hảo" cho vi khuẩn từ da người tích tụ và sinh sôi. Đến khi dùng thì lũ vi khuẩn đó lại truyền sang da và khiến bạn mắc bệnh. Số người dùng miếng xà phòng đó càng nhiều thì lượng lây nhiễm chéo càng cao. Vậy nên, hai vợ chồng hãy cố gắng không sử dụng chung xà phòng mà hãy mua riêng.
5. Dao cạo râu, kìm cắt móng tay
Nếu vợ hoặc chồng mắc các bệnh truyền nhiễm đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C… thì không nên dùng chung đồ cắt móng tay, dao cạo râu… với người khác. Vì như vậy khả năng lây bệnh cho người không nhiễm bệnh sẽ rất cao. Sau khi dùng xong cũng cần chú ý đến khử trùng.
6. Đũa
Trong cuộc sống thường nhật, mỗi gia đình thường có thói quen dùng chung đũa, thậm chí vợ chồng cũng có lúc sử dụng chung một đôi đũa. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi thói quen này vì nếu vợ hoặc chồng mắc bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa hoặc các bệnh dễ lây nhiễm khác thì rất dễ lây cho người còn lại. Chính vì vậy dù là vợ chồng cũng không nên dùng chung một đôi đũa.
(Nguồn: Sina)