Bác sĩ da liễu Vương Quân (Trung Quốc) đã chỉ ra 3 kẻ thù trong quá trình gìn giữ thanh xuân của chị em.
1. Tia cực tím
80% nguyên nhân lão hóa da là do quang hóa. Khi tia cực tím chiếu vào da sẽ gây ra một số phản ứng viêm dưới da, sản sinh ra nhiều gốc tự do, tổn thương collagen, khiến collagen giảm dần, đẩy nhanh quá trình lão hoá của da. Từ đó, da sẽ bắt đầu xuất hiện các nếp nám, nhăn, chảy xệ mà thậm chí còn có thể dẫn đến ung thư da. Ánh nắng mặt trời gay gắt còn có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da lên gấp 10 lần.
Chính vì vậy, chống nắng là việc cần thiết, không phải chỉ để giữ gìn nhan sắc mà còn bảo vệ sức khoẻ. Về nguyên tắc chống nắng, ngoài việc cố gắng tránh nắng giữa trưa (10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), nên đội thêm mũ, cầm ô, mặc quần áo dài tay mỏng và hình thành thói quen sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
2. Viêm mãn tính trên da
Da là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Khi da bị tổn thương, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung gây ra phản ứng viêm, đây là biện pháp bảo vệ của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể hồi phục. Viêm cũng làm giảm tổn thương tế bào từ các hóa chất và chất ô nhiễm hàng ngày.
Mặc dù viêm là biện pháp bảo vệ của cơ thể và không hoàn toàn có hại trong thời gian ngắn, nhưng viêm mãn tính tái phát lâu dài là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lão hóa da sớm, với các dấu hiệu như da nhạy cảm, thường nổi mụn, mẩn đỏ và phát ban.
Viêm mãn tính làm tăng tốc độ lão hóa thông qua tổn thương DNA và lão hóa tế bào gốc. Ngoài ra, thức khuya và ăn uống không đều đặn, cân bằng sẽ làm tăng mức độ viêm mãn tính, không tốt cho cơ thể và làn da.
3. Tiêu thụ quá nhiều đường
Thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây ra các phản ứng glycation khiến da bị vàng. Sau khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với protein tạo ra AGEs (sản phẩm cuối cùng của glycation), AGEs sẽ khiến collagen trở nên cứng, giòn và ít đi, da sẽ dần mất đi độ đàn hồi, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Phản ứng glycation không chỉ xảy ra do ăn đồ ngọt mà còn xuất hiện khi nạp vào lượng lớn carbohydrate tinh chế như bánh mì, gạo trắng... Đồng thời, những carbohydrate này cũng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường huyết, từ đó gây ra tình trạng viêm mãn tính cấp độ thấp, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Ngoài ra, còn một số yếu tố ngoại sinh như ô nhiễm không khí, khói dầu, stress cao, thức khuya… cũng sẽ làm tăng tốc trình lão hoá da.
Những thực phẩm giúp giảm quá trình lão hoá
1. Việt quất
Việt quất rất giàu anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả với hàm lượng cao gấp ba lần so với nho tím. Anthocyanin có thể đẩy nhanh quá trình loại bỏ các gốc tự do và trì hoãn lão hóa.
Khi mua nên chọn những quả còn nguyên thịt, nếu có bột quả màu trắng tức là tươi hơn. Ngoài việt quất tươi, cũng có thể mua việt quất đông lạnh với giá trị dinh dưỡng không kém.
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene. Lycopene có tác dụng giúp củng cố mạng lưới các chất chống oxy hóa trên bề mặt da, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây hại. Ngoài ra, cà chua cung cấp nhiều vitamin C - một loại vitamin không thể thiếu bảo vệ da khỏi các tác nhân từ tia cực tím, kích thích tế bào sản sinh collagen.
2. Cà chua
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene. Lycopene có tác dụng giúp củng cố mạng lưới các chất chống oxy hóa trên bề mặt da, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây hại. Ngoài ra, cà chua cung cấp nhiều vitamin C - một loại vitamin không thể thiếu bảo vệ da khỏi các tác nhân từ tia cực tím, kích thích tế bào sản sinh collagen.
3. Hạt óc chó
Hạt óc chó rất giàu polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, flavanol và các chất khác có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào lympho cũng như có khả năng chống ung thư nhất định. Trên bề mặt quả óc chó có một lớp màng mỏng, hầu hết các thành phần chống oxy hóa của quả óc chó đều có trong lớp màng này.
Bắp cải tím rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin và glucosinolates. Tuy nhiên, dù chần, hấp hay xào thì anthocyanin cũng sẽ bị mất đi nên tốt nhất nên ăn sống.
4. Bắp cải tím
Bắp cải tím rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin và glucosinolates. Tuy nhiên, dù chần, hấp hay xào thì anthocyanin cũng sẽ bị mất đi nên tốt nhất nên ăn sống.
5. Chocolate đen
Thành phần chống oxy hóa chính của chocolate đen là flavanol có khả năng chống oxy hóa mạnh. Hàm lượng ca cao nguyên chất càng cao thì hàm lượng flavanol càng phong phú và vị càng đắng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thử sô cô la đen có hàm lượng ca cao khoảng 70%, không quá đắng và có hàm lượng chất chống oxy hóa nhất định.
6. Trà xanh
Trà xanh rất giàu polyphenol có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Tuy nhiên, polyphenol trong trà có khả năng chịu nhiệt thấp nên khi pha nên dùng nước không quá 80 độ C để giữ lại nhiều dưỡng chất hơn.
Nguồn: ETtoday