Bác sĩ cảnh báo: 3 "thói quen tốt" này thực sự là thủ phạm của bệnh Alzheimer

Hà Vũ | 17-10-2021 - 18:01 PM

(Tổ Quốc) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 3 giây lại có một người trên thế giới được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ. Điều đáng sợ là nghiên cứu phát hiện một số thói quen tốt có thể là thủ phạm gây ra bệnh Alzheimer.

Những "thói quen tốt" này có thể là thủ phạm của bệnh Alzheimer

1. Chế độ ăn uống thanh đạm

Bác sĩ cảnh báo: 3 "thói quen tốt" này thực sự là thủ phạm của bệnh Alzheimer - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi bị bệnh, nhiều người sẽ nghe bác sĩ nói rằng họ nên ăn uống thanh đạm, nhưng thực tế nhiều người không hiểu thế nào là ăn uống thanh đạm. Một số người cho rằng thanh đạm là không ăn thịt, ăn nhiều rau và thậm chí không thêm dầu và muối.

Trên thực tế, chế độ ăn thanh đạm cũng không phải là ăn chay hoàn toàn. Người ăn chay dễ bị thiếu protein, axit béo không bão hòa đa, sắt, kẽm và vitamin B12. Họ dễ mắc các triệu chứng như suy nhược, da xanh xao, mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ và các bệnh khác như Bệnh Alzheimer và loãng xương. Do đó, cần phài đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, chế độ ăn uống của người già bao gồm trứng, sữa, thỉnh thoảng cần phải bổ sung cá nạc, thịt gia cầm và các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt, dầu ôliu…

2. Quá sạch

Theo nghiên cứu, điều kiện vệ sinh càng tốt thì tỷ lệ suy giảm nhận thức càng cao ở các nước có tốc độ đô thị hóa cao. Một môi trường sống quá sạch sẽ không những phá hủy cân bằng sinh thái, mà còn ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tại của con người. Vì vậy, hãy tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn, hoạt động ngoài trời nhiều hơn và không ở trong môi trường quá trong lành thời gian dài.

3. Thời gian ngủ quá dài

Bác sĩ cảnh báo: 3 "thói quen tốt" này thực sự là thủ phạm của bệnh Alzheimer - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ai cũng biết thức khuya gây hại cơ thể, nhiều người sau khi thức khuya sẽ ngủ bù vào ban ngày vì cho rằng điều này có thể giảm tác hại của việc thức khuya. Trên thực tế, ngủ quá nhiều chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cao tuổi ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp đôi và tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu có biểu hiện ngủ li bì không giải thích được, hãy lưu ý xem đó có phải là triệu chứng ban đầu của bệnh Alzheimer hay không.

Thực tế chất lượng giấc ngủ tốt hơn thời lượng giấc ngủ. Nếu chất lượng giấc ngủ kém, dù có nằm trên giường bao lâu cũng chỉ khiến thời gian nghỉ ngơi sinh lý bị gián đoạn, mà cơ thể vẫn không được nghỉ ngơi đầy đủ, lâu dần sẽ làm giảm khả năng miễn dịch. Vì vậy, không ngủ nướng, không nghịch điện thoại trước khi đi ngủ để đảm bảo tâm trí bình tĩnh và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Bệnh Alzheimer là một bệnh có thể thông qua điều trị để giảm bớt tình trạng của bệnh. Nếu một số thói quen tốt thực hiện không đúng sẽ trở thành thói quen xấu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh Alzheimer.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer

1. Thường xuyên tập thể dục

Bác sĩ cảnh báo: 3 "thói quen tốt" này thực sự là thủ phạm của bệnh Alzheimer - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Với người bệnh Alzheimer, việc tập thể dục có thể giúp trì hoãn các triệu chứng. Việc vận động cần theo phác đồ của chuyên gia để có thể khiến máu và oxy dồi dào lên nuôi dưỡng não.

Một số bác sĩ chuyên khoa thần kinh cho rằng bài tập tốt nhất để phòng bệnh Alzheimer là đi bộ, vì đi bộ có thể kích thích sự tập trung của não bộ, ức chế tình trạng teo não, ngăn chặn quá trình lão hóa tế bào não, có lợi cho người cao tuổi.

2. Tránh gặp các chấn thương vùng đầu

Khảo sát cho thấy có một mối liên hệ rõ ràng giữa chấn thương đầu nặng với khả năng mắc Alzheimer về sau, đặc biệt là các chấn thương dẫn tới bất tỉnh. Vì vậy nên bảo vệ vùng đầu và tránh những chấn thương không đáng có.

3. Ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng

Một thực đơn cân bằng nhóm chất dinh dưỡng gồm nhiều rau và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ôliu, đậu phộng, cá, gà, trứng, các chế phẩm từ sữa… giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Lưu ý hạn chế ăn các loại thịt đỏ và đường.

4. Chất lượng giấc ngủ tốt

Chất lượng giấc ngủ tốt có thể giúp ngăn Alzheimer đến sớm và tiến triển trầm trọng. Bởi vì trong lúc ngủ, não bộ sẽ tiến hành "vệ sinh" các synapse để việc truyền tin được thông thoáng, lọc bỏ những ký ức không cần thiết và dọn bớt amyloid β để không tạo mảng vón. Ngủ 8 tiếng mỗi đêm mà không dùng thuốc là việc lý tưởng…

(Nguồn: Aboluowang)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM