Ngày 3/12, Azerbaijan đã công bố dữ liệu chính thức đầu tiên về thương vong trong cuộc xung đột 6 tuần tại Nagorno-Karabakh qua một bài viết được đăng trên trang chính thức của Bộ Quốc phòng nước này được lược dịch như sau:
"2.783 quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang chúng ta đã hy sinh trong Chiến tranh Vệ quốc (cách gọi xung đột Nagorno-Karabakh vừa qua theo quan điểm của Azerbaijan).
Công việc nhận dạng bằng phân tích DNA đang được tiến hành để xác định danh tính 103 quân nhân trong số họ. Hơn 100 quân nhân của chúng ta được coi là mất tích. Các hoạt động cần thiết đang được tiến hành để tìm kiếm họ và thông báo cho gia đình họ.
Hiện tại, 1.245 quân nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế".
Hình minh họa (Nguồn: En24news).
Trước đó, vào ngày 27/11, Cơ quan báo chí Azerbaijan (APA) đã hé lộ những con số liên quan tới thương vong trong một bài viết như sau:
"1.500 căn hộ và nhà riêng sẽ được cung cấp cho các gia đình liệt sĩ và thương binh... cho đến (hết) năm 2020..." và "Cho đến nay, Bộ (Bộ Lao động và Bảo trợ Xã hội về Dân số Azerbaijan) đã cung cấp 8.451 căn hộ và nhà ở dành riêng cho đối tượng này...".
Như vậy là theo số liệu chính thức của Quân đội Azerbaijan, tổng số quân nhân của họ được ghi nhận thiệt mạng, bị thương đang được điều trị và mất tích ở Karabakh là 4.128 người, tức là chưa đầy phân nửa số căn hộ và nhà ở mà APA đã đề cập.
Cần nhấn mạnh rằng số người bị thương được Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố chỉ là những người "đang điều trị ở cơ sở y tế".
Lực lượng Armenia chăm sóc cho một người lính Azerbaijan bị thương trong giao tranh hôm 9/11 (Nguồn: ANNA News).
Armenia có thiệt hại nặng hơn?
Trong bài viết công khai danh tính binh sĩ thiệt mạng được đăng tải hôm 2/12, Sputnik cho biết hiện tại có khoảng 2.425 binh sĩ Armenia thiệt mạng trong các cuộc chiến ở Karabakh nhưng chỉ mới có 1.746 người được công khai danh tính.
Theo RT, Bộ Y tế Armenia cho biết rằng chỉ những thi thể đã được "kiểm tra pháp y" mới được tính vào những con số nói trên.
Hôm 17/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Armenia Arsen Torosyan cũng đã bác bỏ tin đồn được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng phía Armenia có 4.750 người thiệt mạng và mất tích.
Cần nhấn mạnh là phía Armenia chưa công khai số binh sĩ bị thương đang được điều trị tại các cơ sở y tế.
Hình minh họa (Nguồn: Sputnik Armenia).
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, hơn 4.000 người đã thiệt mạng và có thể là hàng chục nghìn người khác bị thương trong cuộc xung đột 6 tuần vừa qua ở Nagorno-Karabakh.
Có thể thấy số binh sĩ tử trận được hai phía công bố gần tương đương nhau, và khá "khớp" với số liệu của ông Putin.
Tuy nhiên từ những số liệu nói trên có thể thấy Quân đội Azerbaijan đã chuẩn bị kỹ càng không những về hỏa lực, trang bị, hậu cần, chiến thuật mà còn các biện pháp sơ cứu, tải thương trên mặt trận và điều trị tại hậu phương.
Tất cả dẫn tới tỉ lệ tử vong thấp trong khi họ là bên tấn công và cách biệt về quân số không nhiều.
Theo nhà phân tích người Nga Alexander Khrolenko, chỉ khoảng 30 nghìn lính Azerbaijan tham chiến và phía Armenia còn khoảng 20 nghìn quân ở thời điểm thỏa thuận ngừng bắn được thực thi hôm 10/11.
Nhảy cóc (Tiếng Anh: Leapfrogging) hay còn được gọi là Nhảy đảo là một chiến thuật quân sự được lực lượng Đồng minh dẫn đầu bởi Mỹ sử dụng để chống lại Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương.
Ý tưởng về chiến thuật này tập trung vào nguồn lực hạn chế của bên tấn công vào các vị trí chiến lược nhưng không được đối phương bảo vệ tốt - nhưng lại có khả năng hỗ trợ tấn công các vị trí quan trọng.
Chiến thuật này sử dụng ưu thế hải quân và không quân để phong tỏa và cô lập các căn cứ, làm suy yếu và làm giảm khả năng tiếp tế và củng cố tuyến phòng thủ của đối phương.
Chiến thuật này cho phép các lực lượng Mỹ tiếp cận Nhật Bản một cách nhanh chóng và không tốn thời gian, nhân lực, và nguồn cung cấp hậu cần để kiểm soát mọi hòn đảo trên đường tiến quân, đồng thời mang lại lợi thế bất ngờ.
Thực tế là một lực lượng lớn của Nhật Bản trên các hòn đảo đã bị bỏ qua và trở nên vô dụng cho tới hết chiến tranh.
Lính Azerbaijan trên một cao điểm khai hỏa vào vị trí của đối phương trên cao điểm đối diện (Nguồn: Twitter).