‏Phát hiện con bị bạn đánh, chuyên gia tiết lộ: Đây là cách không cần trực tiếp can thiệp mà vẫn bảo vệ được con‏

Phương Thùy | 31-03-2023 - 23:00 PM

(Tổ Quốc) - ‏Khi phát hiện con bị bắt nạt, chắc chắn tất cả phụ huynh đều muốn lập tức muốn ngăn cản hành vi đó. Tuy nhiên, can thiệp trực tiếp chưa hẳn là hành động thích hợp trong mọi trường hợp.‏

‏Hầu hết cha mẹ có con nhỏ đều trải qua tình huống này. Mới đây một người mẹ có con 3 tuổi chia sẻ trên một nhóm phụ huynh rằng, trong giờ học, có một cô bé đã tát vào mặt con gái cô. Phụ huynh của bé này đã chứng kiến mà không làm gì cả. Điều này khiến cô nổi giận và lập tức xông ra cãi nhau.‏

‏Trước câu chuyện này, Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Emily Edlynn, chuyên gia của tờ Parents, nói bất kỳ ai chứng kiến con mình bị tổn thương cũng khơi dậy bản năng bảo vệ nguyên thủy. Do đó, phản ứng nổi nóng của phụ huynh là điều có thể lý giải.‏

‏Tuy nhiên, họ đã không nghĩ đến cảm giác của một đứa trẻ khi chứng kiến người lớn mất bình tĩnh. Theo Tiến sĩ Emily, hãy nhìn vấn đề này từ quan điểm của trẻ.‏

‏Khả năng kiềm chế và suy nghĩ của một đứa trẻ chưa hoàn thiện toàn bộ. Ở độ tuổi này, nếu có một số cảm xúc mãnh liệt, não bộ có thể "bùng lên" thái độ hung hăng. Đây là lý do tại sao người lớn phải đồng hành và dẫn dắt tư duy của trẻ đi đúng hướng. ‏

photo-1680256416952

‏Trẻ con quan sát hành xử của người lớn, đặc biệt trong các tình huống căng thẳng. Nếu một đứa trẻ nhìn thấy một người lớn mất bình tĩnh, bé không học hỏi được gì. Nên dù rất thương xót, bất bình cho con, bạn cần phải thật bình tĩnh.‏

‏Khi đó, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:‏

‏1. Lắng nghe những gì con bạn nói‏

‏Trở thành một người biết lắng nghe là một phần quan trọng khi biết con bị bắt nạt. Một trong những câu hỏi hay nhất bạn có thể hỏi con mình là: "Cha/mẹ có thể làm gì để giúp con?"‏

‏Khi con bạn kể về những gì đang xảy ra ở trường, bạn nên giữ thái độ lắng nghe một cách cởi mở. Cố gắng hỗ trợ nhưng ở phía trung lập. Khi bạn phản ứng quá mạnh, trẻ có thể ngừng nói vì sợ sẽ làm bạn khó chịu.‏

‏Mặt khác của việc lắng nghe không phải là đổ lỗi cho con. Đừng nói những câu như là ‘vì con quá nhút nhát nên mới bị bắt nạt’… hay cố gắng tìm ra lý do cho việc đó. Không có lý do chính đáng nào cho những gì đang xảy ra cả. Việc đổ lỗi cho con sẽ khiến bé lo lắng và không còn muốn chia sẻ. ‏

photo-1680256420786

‏2. Đừng trực tiếp trả đũa‏

‏Bạn có thể tự mình giải quyết vấn đề và trả đũa kẻ bắt nạt con mình một cách dễ dàng, nhưng đừng làm điều đó. Đây là lúc bạn phải làm gương cho con về cách giải quyết vấn đề. ‏

‏Nhưng hãy nhớ rằng, trả đũa sẽ không giúp con bạn giải quyết vấn đề, trẻ cũng không cảm thấy tốt hơn về bản thân. Đôi khi, việc người lớn can thiệp còn làm tình trạng trầm trọng thêm, khiến con bạn bị "bạo lực lạnh" như cô lập, tẩy chay…‏

‏Thay vào đó, hãy hít một hơi thật sâu và suy nghĩ xem bạn có thể làm gì để giúp con tìm ra vấn đề, sau đó cùng đối mặt.‏

‏3. Chỉ cho con cách phản ứng đúng đắn‏

‏Những kẻ bắt nạt có xu hướng chọn những người mà chúng có thể "chế ngự" hoặc lấn át. Điều quan trọng là dạy con bạn cách phản ứng. ‏

‏Phụ huynh có thể thông qua sách vở, phim ảnh hoặc những vở kịch tình huống để chỉ cho con thấy, đâu là cách phản ứng đúng đắn khi gặp kẻ bắt nạt ở trường. Những hành động này chưa chắc đã khiến việc bắt nạt ngừng ngay lập tức, nhưng sẽ giúp con có thể thoát khỏi nó, sau đó tìm đến người có thể bảo vệ con. ‏

‏4. Giúp con lựa chọn người giúp đỡ‏

‏Hãy nhớ rằng, trách nhiệm của nhà trường là ngăn chặn bắt nạt và hầu hết các trường đều thực hiện nghiêm túc. Điều quan trọng là con bạn phải có ý thức tiếp nhận và giải quyết vấn đề này bằng cách tự mình đến tìm người giúp đỡ. ‏

‏Đó nên là người đem lại cho con cảm giác an toàn, đồng thời am hiểu tình huống của trẻ. Họ không chỉ bảo vệ con bạn khỏi những tình huống nguy hiểm, mà còn có thể trở thành người lắng nghe, giúp con kiểm soát cảm xúc, thậm chí đề xuất giải pháp cho tình hình.‏

photo-1680256422780

‏5. Hãy luôn ở bên con‏

‏Khi con cái bị bắt nạt, phụ huynh nên liên tục khẳng định rằng, có những điều con có thể làm để xử lý tình huống và trên thực tế, con đang làm những việc đó. Hãy cho con biết rằng cha mẹ sẽ luôn ở bên, đồng hành và sẻ chia với con dù hành trình có khó khăn đến mấy. ‏

‏Phản ứng bình tĩnh của bạn cũng trấn an con, rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Mỗi đứa trẻ trong lớp đều xứng đáng được cảm thấy an toàn và hành vi hung hăng lặp đi lặp lại không được người lớn giải quyết một cách thích hợp sẽ cản trở cảm giác an toàn này.‏

‏Nếu đứa trẻ này làm tổn thương con bạn một lần nữa, lúc này phụ huynh có thể trực tiếp vào cuộc. Hãy để người lớn xử lý vấn đề theo cách người lớn, thông qua việc trao đổi với phụ huynh của đứa trẻ có hành vi bắt nạt, cũng như các giáo viên trong trường. Người lớn cần làm việc và đặt ra các giới hạn cho những hành vi xấu, bao gồm cả việc không được lặp lại hành vi gây hấn trong giờ học.‏

‏Tất cả chúng ta sẽ ở vị trí bảo vệ con mình, cả về thể chất lẫn tinh thần. Một điều chắc chắn không kém là chúng ta xử lý nó càng tốt, con càng được bảo vệ tốt hơn.‏

‏*Theo Parents, Empoweringparents

theo Parents, Empoweringparents

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Marketing - ngành học chưa bao giờ hạ nhiệt

Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận Marketing để định vị chỗ đứng trên thị trường kinh doanh và kết nối khách hàng rộng rãi. Một nhãn hàng mỹ phẩm mới ra mắt hay một thương hiệu trà sữa muốn giới thiệu món uống mới thành công đều cần từng bước phân tích đến xây dựng chiến lược khéo léo, sáng tạo.