Người đàn ông bị suy gan cấp sau khi ăn đĩa gan lợn xào
Ông Lý 52 tuổi, đến từ tỉnh Chiết Giang, ông là một tín đồ của món gan lợn xào ớt chuông, ông ăn thường xuyên món này vào các ngày trong tuần. Gần đây, trong bữa cơm tối, ông Lý vẫn ăn món gan lợn xào như thường lệ, không ngờ đêm đó ông bị tiêu chảy.
Sau đó, ông Lý bắt đầu cảm thấy buồn nôn, kiệt sức, bụng chướng và không thể ăn được. Một tuần sau, cơ thể ông luôn trong tình trạng lờ đờ, phần lưng dưới tiếp tục đau nhiều, màu nước tiểu chuyển từ vàng nhạt sang vàng đậm và cuối cùng là nâu đen nên ông Lý vội vàng đến bệnh viện điều trị.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện virus viêm gan E khiến ông Lý bị bệnh, gan của ông bị tổn thương và bị suy gan cấp tính. Sau khoảng nửa tháng điều trị cẩn thận, tình trạng của ông Lý đã dần cải thiện và cuối cùng ông đã được xuất viện an toàn.
Bác sĩ cho rằng, trong trường hợp của ông Lý, rất có thể do gan lợn đã bị nhiễm vi-rút viêm gan E, xào nấu gan lợn không chín kỹ nên không tiêu diệt được vi-rút, lâu ngày vô tình gây hại cho gan. Bác sĩ khuyến cáo, thực phẩm phải được nấu chín kỹ trong 5 phút ở nhiệt độ 100 độ C mới có thể tiêu diệt được vi-rút viêm gan E.
Bệnh gan đa phần là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc do "ham ăn tái, ham rẻ"
Thật trùng hợp, trong khoảng thời gian ông Lý nhập viện, khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang cũng đã tiếp nhận liên tiếp hai bệnh nhân "viêm gan E cấp tính". Một trong số họ thích ăn hải sản sống và thịt tẩm ướp, người còn lại ăn ở ngoài quanh năm và thường xuyên la cà ở các quán ăn đường phố khác nhau.
Theo bác sĩ, viêm gan E là một bệnh lây truyền từ động vật sang người, ngoài bệnh nhân viêm gan E và người nhiễm cận lâm sàng là nguồn lây bệnh thì lợn, trâu, bò, cừu, hươu, nai, chuột, chó, mèo… mang virus viêm gan E cũng sẽ trở thành nguồn lây bệnh viêm gan E.
Viêm gan E lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, con đường lây nhiễm phổ biến nhất trong sinh hoạt hàng ngày là chế độ ăn uống, ăn phải thịt lợn, gan lợn, hải sản bị nhiễm vi-rút viêm gan E.
Nhiều người thích ăn hải sản sống để thưởng thức trọn hương vị tươi và mềm của nguyên liệu. Hoặc nấu gan lợn, các loại thịt khác chưa chín, tất cả đều có thể bị nhiễm viêm gan E.
Bác sĩ cho biết, về mặt lâm sàng, bệnh viêm gan E có thể tự khỏi sau 1 vài tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp virus viêm gan E tấn công mạnh mẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đễn xơ gan, thậm chí là suy gan rồi tử vong.
Những đối tượng có khả năng nguy cơ cao bị mắc nhiễm viêm gan E:
- Vệ sinh không sạch sẽ, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
- Quan hệ tình dục qua quan hệ tình dục miệng - hậu môn với nhiều người hay với người bị mắc bệnh mà không có biện pháp phòng tránh.
- Sống chung với người bị nhiễm viêm gan E mãn tính thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao vì viêm gan E bệnh dễ lây qua đường thức ăn và nước uống.
- Đi chơi, sống hoặc đi du lịch ở những vùng có dịch đang bùng phát cao.
Cách phòng ngừa bệnh
Để đảm bảo sức khỏe luôn khỏe mạnh thì việc phòng tránh là biện pháp hiệu quả nhất để tránh khỏi các loại bệnh cũng như bệnh viêm gan E. Để phòng bệnh tốt, mỗi cá nhân cần phải:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay sạch trước khi ăn.
- Luôn sử dụng những loại thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Sử dụng những nguồn nước sạch.
- Xây dựng hệ thống xử lý rác thải để tránh mầm bệnh.
(Nguồn: Aboluowang)