Ăn cắp bị bắt quả tang, tên lính đổ vấy cho người khác hòng thoát tội, phản ứng của đối phương khiến bao người nể phục

Khánh An | 28-01-2021 - 19:11 PM

(Tổ Quốc) - Khi bạn bị đổ tội oan, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là gì? Liệu có giống như phản ứng của nhân vật trong câu chuyện sau đây?

Khi bạn học được cách nhẫn nhịn và nhượng bộ, cuộc sống sẽ rộng mở hơn, thuận lợi và vui vẻ hơn.

1. Nhẫn, là một kiểu tác phong

Người xưa từng nói: "Năng hành nhẫn giả, nãi khả minh vị hữu lực đại nhân". Câu này có nghĩa là, con người sống ở trên đời, nếu muốn có được thành công thì phải chịu đựng được sự rèn luyện gian khổ.

Có đôi khi, không nói ra, không tranh luận, không phải là vì trong lòng hổ thẹn mà bởi vì có tấm lòng lương thiện, trái tim bao dung.

Trong "Tống Sử" có ghi chép một câu truyện như sau:

Có một tên lính, tính ham rẻ, hám lợi, lén ăn cắp gỗ từ nhà quan phủ về nhà làm đồ dùng, cấp trên sau khi biết phán hắn tội chết, tên lính vì muốn bảo vệ tính mạng bản thân, liền ngụy biện nói dối rằng: "Mọi chuyện là do Phán quan sai tôi làm."

Cấp trên liền cho gọi Phán quan đến để đối chứng. Nào ngờ, Phán quan thẳng thắn thừa nhận, nên tên lính kia được miễn tội chết.

Nhưng, Phán quan vì vậy mà bị cắt chức, viên Phán quan yên lặng rời đi, từ đầu đến cuối không biện hộ gì cho mình. Bởi vì, Phán quan biết sự nhẫn nhịn của mình có lẽ sẽ thay đổi số mệnh của người khác.

Quả đúng như thế, tên lính kia sau khi biết chuyện này, lương tâm cắn rứt không yên, hối lỗi sửa sai, làm lại từ đầu.

Ăn cắp bị bắt quả tang, tên lính đổ vấy cho người khác hòng thoát tội, phản ứng của đối phương khiến bao người nể phục - Ảnh 2.

Nhẫn là một kiểu tu dưỡng, cũng là một sự bao dung, độ lượng. Nhẫn nhục chịu đựng, người trong sạch, thanh liêm vẫn sẽ là người trong sạch, thanh liêm; nhẫn nại là điều đáng quý, có thể giúp người khác vượt qua khó khăn.

Ai cũng đều muốn được xã hội đối xử nhẹ nhàng, có đôi khi, sự nhẫn nhịn của bạn sẽ giúp người khác vượt qua ải khó khăn.

Người xưa có câu: "Nhẫn chi vi đức, tất vi nhân tôn".

Nhẫn là một kiểu tu dưỡng, cũng là một sự bao dung, độ lượng. Nhẫn nhục chịu đựng, người trong sạch, thanh liêm vẫn sẽ là người trong sạch, thanh liêm; nhẫn nại là điều đáng quý, có thể giúp người khác vượt qua khó khăn.

Đôi khi, đằng sau những sóng yên biển lặng, chính là trời biển mênh mông, rộng lớn hơn. Một người nhẫn nhịn được cái người thường không nhẫn được, mới có thể rèn luyện được tác phong cho mình.

2. Nhượng, là một kiểu trí tuệ

Trong "Thái Căn Đàm" từng nói: "Khi làm việc nhường nhịn người khác là cao minh; đối xử với mọi người, rộng lượng khoan dung chính là phước lành, là may mắn."

Thường nghe, nhường người một bước trời cao biển rộng; tâm rộng một phân trời quang vạn dặm.

Người sống ở trên đời, khi làm việc nhường nhịn một bước, là giữ lại đường lui. Người hiểu được đạo lí nhường nhịn người khác, sẽ có một trái tim vĩ đại, bao dung hơn.

Thời nhà Minh, ở trấn nọ có hai nhà là kẻ thù truyền kiếp với nhau, ngày thường hai nhà chẳng bao giờ thèm ngó ngàng đến nhau, cũng chẳng thèm qua lại chút nào. 

Một tối nọ, hai người đi từ chợ về, một người đi trước, một người đi sau, luôn cách nhau một khoảng. Trời khi ấy rất tối, bỗng một người kêu lên "Ôi trời ơi", rồi rơi xuống cái cống tối om.

Người còn lại nghe thấy tiếng kêu, vội vã chạy lên, trong lòng nghĩ: "Dù sao cũng là một mạng người, sao có thể thấy chết không cứu được?" Cho nên bèn bẻ một cành cây, đưa xuống cho người kia. Người kia được cứu lên, liền nói "cảm ơn", đến khi ông ta ngẩng đầu lên, thì phát hiện người cứu mình lại là kẻ thù của mình.

Ăn cắp bị bắt quả tang, tên lính đổ vấy cho người khác hòng thoát tội, phản ứng của đối phương khiến bao người nể phục - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Ông ta khó hiểu hỏi: "Tại sao ông lại cứu tôi?"

"Để báo ơn."

Ông ta nghi ngờ hỏi: "Ơn ở đâu ra?"

"Tối nay chỉ có tôi với ông, nếu không phải ông kêu một tiếng "Ối giời ơi" thì chắc tôi cũng rơi xuống cống rồi. Cho nên, tôi nào có thể có ơn không báo được?"

Từ đó về sau, hai người hóa thù thành bạn, hai nhà từ kẻ thù truyền kiếp trở thành bạn bè.

Thực ra, người sống ở trên đời, nhường nhịn một bước nào có mất gì, nhưng nếu cứ mãi cố chấp, ngược lại sẽ càng tổn thất nhiều hơn. Nhượng bộ cũng là một kiểu bao dung, thấu hiểu khó khăn của người khác, tha thứ cho những chuyện đã qua, cũng là một cảnh giới làm người.

Cho nên mới nói: "Nhường người khác một chút chẳng thiệt gì, bao dung người khác một chút chẳng mất gì."

Trong cuộc sống, nếu cứ tính toán chi li, ngược lại còn mất nhiều hơn được. Đôi khi, nhường nhịn một chút, có lẽ sẽ tìm được lối thoát.

Khi bạn học được cách nhượng bộ, cuộc sống sẽ trở nên rộng mở hơn.

Ăn cắp bị bắt quả tang, tên lính đổ vấy cho người khác hòng thoát tội, phản ứng của đối phương khiến bao người nể phục - Ảnh 6.

3. Lương thiện, chính là giàu có

Trong "Hồng Lâu Mộng" có một câu thơ:

"Kim mãn tương, ngân mãn tương, chuyển nhãn khất cái nhân giai báng."

(Tạm dịch là:  Hôm kia đầy những bạc vàng, phút đâu hành khất bên đường là ai?)

Vàng bạc châu báu, luôn rồi sẽ có ngày phải tiêu hết, còn người lương thiện sẽ mãi được người khác kính trọng.

Có một lần giữa mùa đông gió rét căm căm,nhạc sĩ nổi tiếng Nhiếp Nhĩ (Trung Quốc) đứng tại ga tàu hỏa gặp một cô bé bán báo. Cô bé thân mình nhỏ bé, yếu ớt, bị đoàn người chen chúc xô ngã, báo trên tay rơi hết xuống đất.

Nhiếp Nhĩ thấy vậy, liền giúp cô bé mua toàn bộ chỗ báo, còn viết tặng cô bé ca khúc "Bài ca bán báo".

Sự lương thiện, tốt bụng, chân thành, nhân hậu của Nhiếp Nhĩ đều được viết thành lời ca, gây xúc động biết bao lớp người.

Lương thiện, vốn là bản tính của con người.

Một người lương thiện sống ở trên đời là bình thường nhất nhưng cũng là hạnh phúc nhất. Bởi vì người đó có vừa đủ sự đơn giản, vừa đủ nhiệt huyết, người đó không làm vì muốn được báo đáp, trả ơn, mà làm vì trong lòng người đó muốn làm.

Ăn cắp bị bắt quả tang, tên lính đổ vấy cho người khác hòng thoát tội, phản ứng của đối phương khiến bao người nể phục - Ảnh 8.

Tất cả phúc đức trên đời đều không thể tách rời được tấm lòng (xuất phát từ tấm lòng); dùng trái tim lương thiện, đơn thuần nhìn được mất trong thế gian, phước lành vận may sẽ tự nhiên theo đó mà tới.

Trong "Luận ngữ" có nói: " Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân". Tức là hễ muốn mình lập dựng nên điều gì, thì cũng phải mong người khác lập dựng được điều như thế; muốn mình thành đạt thì cũng phải mong người khác thành đạt như vậy. Còn phàm là những việc mình không muốn thì đừng bao giờ áp dụng hay làm với người khác.

Hạnh phúc thực sự là khi chúng ta sở hữu một tâm hồn phong phú, cùng với sự ung dung trong cuộc sống.

Làm người, phải đứng trên cương vị của người khác, suy nghĩ cho người khác, học cách trân trọng, sống bên nhau mới có thể có được vui vẻ.

Bởi thực ra, tính toán với người khác, cuối cùng thành ra tính toán với chính bản thân mình, rồi tự đẩy mình vào chỗ hiểm nguy.

Vì thế, hãy đừng tình toán vì mà cứ cho đi, cứ vì người khác đi, cứ lương thiện đi, rồi cuối cùng không phải người khác mà chính là bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

Cuộc đời là như vậy! Cuộc đời luôn ngầm trao tặng phần thưởng xứng đáng cho những người có trái tim lương thiện, tử tế.

Bạn có thể sẽ chẳng bao giờ biết được rằng một hành động lương thiện nhỏ xíu của mình sẽ mang đến cho bạn vận may như thế nào. Song, hãy tin chắc một điều rằng, sự lương thiện toát ra từ sâu trong nội tâm bạn cuối cùng sẽ giúp bạn có được nhiều điều tốt đẹp nằm ngoài tưởng tượng.

Có đôi khi, nhẫn một chút không phải là yếu hèn, nhường một bước, mới có được bầu trời mênh mông, sống lương thiện, nhân ái một đời, mới có thể xem là sống viên mãn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM