9 "hung thủ" gây ung thư trong "danh sách đen" của WHO: Rình rập cơ thể từ bàn ăn đến môi trường sống, nguy hiểm nhất là món ăn nhiều người tin dùng mỗi ngày

Thiên An | 09-12-2021 - 11:54 AM

(Tổ Quốc) - Tổ chức Y tế Thế giới WHO chia các chất gây ung thư thành 4 loại, trong đó có loại 1, là nhóm chất gây ung thư trực tiếp cho con người, bao gồm tới 116 chất gây ung thư. Đứng đầu danh sách đen này là những thứ rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.


Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO chia các chất gây ung thư thành 4 loại, trong đó có loại 1, là nhóm chất gây ung thư trực tiếp cho con người, bao gồm tới 116 chất gây ung thư. Điều đáng nói là một số “hung thủ” gây ung thư cấp độ 1 đang rình rập trên bàn ăn hàng ngày, xung quanh nhà cửa, thậm chí trên cơ thể của chính chúng ta.

Các chất gây ung thư thường gặp trên bàn ăn

    1. Cá muối

Cá muối cần cho thêm một lượng lớn muối có nồng độ cao để giữ được hương vị trong quá trình ướp. Ông Tả Tiểu Hà, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện 309 Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc, chỉ ra rằng trong quá trình đóng rắn, muối ăn sẽ tạo ra một lượng lớn nitrit.

Nitrit sau khi vào đường tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành chất gây ung thư cực mạnh là nitrosamine, đây là chất có liên quan mật thiết với ung thư dạ dày, ung thư thực quản và ung thư vòm họng. Ăn càng nhiều cá muối thì nguy cơ mắc ba loại ung thư trên càng cao.

2. Aflatoxin

Ngay từ năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng có đầy đủ bằng chứng để chứng minh Aflatoxin là chất gây ung thư cho con người. Độc tính của Aflatoxin lớn gấp 68 lần Asen, 1 mg Aflatoxin là có thể gây ung thư, 20 mg thậm chí có thể gây tử vong.

Một số loại thực phẩm thông thường trong cuộc sống hàng ngày có thể chứa aflatoxin là các loại hạt bị mốc, hạt bị đen, đắng, dầu được sản xuất từ ​​hạt mốc và nước sốt đậu tương lên men tự làm tại gia.

3. Trầu, cau

9 hung thủ gây ung thư trong danh sách đen của WHO: Rình rập cơ thể từ bàn ăn đến môi trường sống, nguy hiểm nhất là món ăn nhiều người tin dùng mỗi ngày - Ảnh 1.

Năm 2018, tại khoa phẫu thuật răng hàm mặt của Bệnh viện Tương Nhã thuộc Đại học Trung Nam có 45 trong số 50 bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán mắc ung thư khoang miệng. Trong đó, 44 bệnh nhân ung thư khoang miệng có tiền sử ăn trầu lâu năm với số lượng lớn, số liệu này cho thấy mối liên hệ rất lớn giữa tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng và ăn trầu.

Trước hiện tượng này, ông Du Quang Nham, nguyên trưởng khoa Răng hàm mặt Đại học Bắc Kinh giải thích: trong trầu có chứa chất Iscoline và một số chất hóa học khác sẽ gây kích ứng khá mạnh cho khoang miệng, ăn lâu sẽ dễ gây xơ hóa ở niêm mạc khoang miệng.

Nếu miệng bị tổn thương mà vẫn tiếp tục ăn trầu thì việc tiến triển thành ung thư chỉ là vấn đề thời gian. Ngoài ra trầu có chứa nhiều chất xơ, thô và rất cứng nên khi nhai sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, dễ tiến triển thành ung thư khoang miệng theo thời gian.

4. Axetandehit

9 hung thủ gây ung thư trong danh sách đen của WHO: Rình rập cơ thể từ bàn ăn đến môi trường sống, nguy hiểm nhất là món ăn nhiều người tin dùng mỗi ngày - Ảnh 2.

Các nghiên cứu của Canada đã chỉ ra rằng vào năm 2020, 7.000 ca ung thư mới ở Canada có liên quan đến thói quen uống nhiều rượu, bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư gan và ung thư khoang miệng.

Rượu bia có thể gây ung thư theo nhiều cách, chủ yếu nhất là làm tổn thương DNA, uống rượu lâu ngày sẽ làm DNA bị tổn thương tích tụ dần, trong quá trình tích tụ dễ gây ra một số đột biến và gây ung thư.

Trong cuộc sống của chúng ta, những chất có thể gây ung thư có ở khắp mọi nơi, ngoài việc có trong thực phẩm, chúng còn có thể có trong môi trường chúng ta đang sống.

Các chất gây ung thư có ở trong nhà

1. Fomanđehit

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản cho thấy việc giải phóng formaldehyde là một quá trình lâu dài và chậm, có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm, sẽ mang đến nguy cơ ung thư cho cơ thể.

Formaldehyde có thể tồn tại trong keo gắn trong đồ trang trí, trong quần áo kém chất lượng, thảm xe hơi và trong bộ bát đĩa ăn bằng sứ giả kém chất lượng. Những bộ bát đĩa melamine kém chất lượng thường sử dụng nhựa urê-formaldehyde để sản xuất thay vì nhựa melamine để giảm giá thành.

9 hung thủ gây ung thư trong danh sách đen của WHO: Rình rập cơ thể từ bàn ăn đến môi trường sống, nguy hiểm nhất là món ăn nhiều người tin dùng mỗi ngày - Ảnh 3.

2. Amiăng

9 hung thủ gây ung thư trong danh sách đen của WHO: Rình rập cơ thể từ bàn ăn đến môi trường sống, nguy hiểm nhất là món ăn nhiều người tin dùng mỗi ngày - Ảnh 4.

Amiăng là chất được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, Amiang có trong các sản phẩm xi măng, gạch men, sàn nhà, ngói lợp và đường ống.

Amiang rất dễ bị đứt gãy tạo ra các sợi nhỏ trong quá trình sử dụng, sau khi được cơ thể con người hít vào, các sợi này sẽ kết hợp với protein trong cơ thể và phá hủy cấu trúc bình thường của protein, gây ra bệnh phổi amiang.

Bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu, có thể đến 10-15 năm mới xảy ra, trong thời gian ủ bệnh, amiăng khi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào các mô, cơ quan khác và gây ra các bệnh khác, u trung biểu mô là một trong số đó.

Các yếu tố gây ung thư có trên cơ thể người

Cơ thể con người cũng có thể bị nhiễm các chất gây ung thư, khi các chất gây ung thư này tồn tại trong cơ thể mà không can thiệp kịp thời sẽ tạo cơ hội cho ung thư phát triển.

1. Helicobacter pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori là “thủ phạm chính” gây ra bệnh dạ dày, một khi nhiễm trùng sẽ gây tổn thương mô trong dạ dày và gây ra hàng loạt các phản ứng viêm và miễn dịch.

Ở giai đoạn đầu nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nhìn chung cơ thể không có những biểu hiện rõ ràng, người bệnh rất ít khi chú ý đến. Nếu được phát triển, vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ thực hiện hàng loạt các tác động trên niêm mạc dạ dày, thường có các giai đoạn sau: viêm dạ dày mạn tính bề ngoài → viêm dạ dày teo mãn tính → chuyển sản ruột → tăng sản không đồng nhất → ung thư dạ dày.

2. Virus viêm gan B

Ông Ngô Phi Dược, trưởng khoa gan mật và phẫu thuật ổ bụng của bệnh viện ung bướu Hồ Nam, chỉ ra rằng 80% bệnh nhân ung thư gan trên lâm sàng là do sự lây lan của vi rút viêm gan B. Sau khi bị nhiễm vi rút viêm gan B, họ dễ phát triển thành mãn tính.

9 hung thủ gây ung thư trong danh sách đen của WHO: Rình rập cơ thể từ bàn ăn đến môi trường sống, nguy hiểm nhất là món ăn nhiều người tin dùng mỗi ngày - Ảnh 5.

Viêm gan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành xơ gan và cuối cùng tiến triển thành ung thư. Đường lây truyền của virus viêm gan B rất rộng, có thể lây qua đường mẹ con, đường máu và đường quan hệ tình dục.

3. Vi rút HPV

Ông Trần Diệc Lạc, giám đốc kiêm bác sĩ trưởng Khoa Phụ sản I, Bệnh viện Ung thư Hồ Nam cho biết, nhiễm vi rút HPV có thể gây tăng sản biểu mô vảy ở da và niêm mạc, dễ gây ung thư cổ tử cung. 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung lâm sàng mang vi rút HPV. Nó có thể lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc gần gũi, tiếp xúc gián tiếp và lây truyền từ mẹ sang con.

Trên cơ sở các chất gây ung thư đã biết, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả như tránh xa các tác nhân gây ung thư hết mức có thể, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Có một nơi chốn lưu giữ hàng triệu nụ cười Việt Nam!

Nụ cười giòn tan bên bạn bè, nụ cười e ấp của buổi hẹn hò đầu tiên, ánh mắt lấp lánh của đứa trẻ được mẹ đưa đi khu vui chơi hay nụ cười đoàn viên của các gia đình bên nhau - Bao nhiêu ký ức rực rỡ của chúng ta đã được lưu giữ trọn vẹn ở Vincom suốt 20 năm qua...