Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự chán nản và cảm giác mất hứng thú kéo dài. Bệnh biểu hiện bằng sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và dẫn đến gầy yếu.
Đây là một căn bệnh có tác động cực kỳ lớn đến suy nghĩ, cảm giác và cả hành vi của người mang bệnh. Từ đó, nó gây ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt tinh thần lẫn vật chất. Thậm chí, nhiều người bệnh còn có ý định tự tử. Bởi vậy, căn bệnh này còn được ví là "sát thủ giấu mặt thời hiện đại".
Không chỉ người trẻ, với áp lực nhiều công việc và cuộc sống, mà ngay cả người cao tuổi cũng có nhiều nguy cơ bị trầm cảm.
Theo thống kê của Bộ Y tế, 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm (1 – 2% bị trầm cảm điển hình). Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, cô đơn.
Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh thực thể như đái đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp.... Các chuyên gia ước tính ở những người cao tuổi có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể lên 20 – 35%.
Khi tuổi tác ngày càng cao, tâm lý người già rất dễ chán nản, buồn rầu vì cảm thấy cô đơn, không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ từ người thân. Các tác nhân tiêu cực này có thể ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, khiến họ rơi vào trầm cảm .
Trầm cảm ở người cao tuổi sẽ đồng hành với hàng loạt bệnh tật khác, khiến sức khỏe người cao tuổi suy kiệt dần như: bệnh lý tuyến giáp, thấp khớp, đột quỵ, tiểu đường hoặc Parkinson… Đôi khi, các bệnh tật này làm che giấu các triệu chứng của trầm cảm, khiến cả người bệnh, người thân khó nhận biết.
Thực tế cho thấy, cả người trẻ hay người cao tuổi đều không dễ để nhận biết bản thân bị trầm cảm. Thay vào đó, họ than phiền về các triệu chứng bệnh tật khác như như rối loạn tiêu hoá, triệu chứng bệnh tim, đau nhức cơ, rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung, thể lực sút kém... Khi đó, bác sĩ rất khó để kết luận đâu là triệu chứng bệnh thực thể, đâu là do trầm cảm.
Khi nhận thấy bản thân có 9 dấu hiệu "báo động đỏ" dưới đây, bạn rất có thể đã bị trầm cảm, nên đi thăm khám sớm để được điều trị đúng cách:
Bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn sức khỏe của Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội theo số: 19006422 để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết về các vấn đề sức khỏe!