8 rủi ro tiềm ẩn khi niềng răng sai cách

Quang Vũ | 20-02-2023 - 11:00 AM

Lựa chọn giải pháp niềng răng, ai cũng mong muốn có được hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, thiếu hiểu biết nhiều người đã phải ngậm trái đắng, tự biến mình thành nạn nhân của những thảm họa “răng chưa kịp chạy đã bay cả hàm”.

8 rủi ro tiềm ẩn khi niềng răng sai cách - Ảnh 1.

Thứ 1: Tiêu chân răng

Tiêu chân răng là một trong những tai biến niềng răng nguy hiểm vì chân răng đã bị tiêu ngắn đi sẽ không thể dài trở lại, dẫn tới răng yếu và mất răng sớm hơn.

Nguyên nhân dẫn tới loại biến chứng niềng răng này chủ yếu do nha sĩ dùng lực quá mạnh, làm thiếu máu cục bộ vùng chóp răng hoặc sử dụng sai khí cụ khiến chóp chân răng đi ra khỏi xương ổ răng, dẫn tới tiêu ngót chân răng.

Thứ 2: Tiêu xương ổ răng

Khi xương ổ răng bị tiêu khiến chiều cao và độ rộng thành xương giảm, không còn nâng đỡ được nướu nên nướu bị tụt thấp, bờ nướu mỏng dần, lộ ra phần chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào phần bên trong chân răng và nướu. Điều này khiến khoảng nướu bị tiêu xương trũng xuống, gây mất thẩm mỹ cho vị trí bị tiêu xương chân răng.

Nguyên nhân là do sử dụng các khí cụ niềng răng kém chất lượng hay điều chỉnh lực kéo không đúng trong thời gian dài. Bác sĩ chỉnh nha không có kỹ thuật tốt khiễn tiêu xương ổ răng rất khó phục hồi, nó sẽ làm cho răng bị lung lay và nặng hơn là mất răng.

Quá trình điều trị khắc phục loại tai biến niềng răng này rất phức tạp, tùy theo mực độ và kiểu tiêu xương, có thể phải niềng lại, thay đổi độ torque chân răng, hoặc ghép xương, trong những trường hợp nặng thì không thể khắc phục.

Thứ 3: Răng quặp

Khi nha sĩ tiến hành kéo khối răng trước mà không kiểm soát được cơ sinh học trong quá trình di chuyển răng, phần chân răng sẽ di chuyển ra trước và thân răng vào trong gây ra tình trạng răng quặp.

Thứ 4: Tăng cười hở lợi

Đây cũng là một trong những tai biến niềng răng rất hay gặp. Đặc biệt là ở nhóm niềng răng hô, nguyên nhân chủ yếu do bác sĩ chỉnh nha kéo chỉnh hô bằng dây cung bé, mềm hoặc kiểm soát lực không tốt, dẫn tới hiệu ứng cuộn, làm trồi các răng vùng cửa, dẫn tới khớp cắn sâu, răng quặp và cười hở lợi.

Việc khắc phục tai biến cười hở lợi khi niềng răng khá mất thời gian, tùy mực độ nặng nhẹ có thể phải niềng lại tự đầu bằng các khí cụ đặc biệt hoặc sử dụng mini vít để đánh lún.

8 rủi ro tiềm ẩn khi niềng răng sai cách - Ảnh 2.

Thứ 5: Lệch mặt, lệch mặt phẳng nhai

Một hàm răng cân bằng với khuôn mặt là khi trục dọc của răng cân đối với trục dọc của khuôn mặt. Một ca niềng răng thành công sẽ có đường giữa răng hàm trên trùng với răng hàm dưới, trùng với nhân trung và đỉnh mũi. Trục này thẳng thì khuôn mặt cân đối. Khi niềng răng xong thì bác sĩ kiểm tra tiêu chí này để đánh giá kết quả của ca niềng răng.

Những người có xương hàm hay những bộ phận trên khuôn mặt bị lệch bẩm sinh thì không liên quan đến kết quả của việc niềng răng. Cần phẫu thuật thẩm mỹ để có một khuôn mặt cân đối.

Thứ 6: Răng chết tủy

Niềng răng với mục đích chỉnh lại khớp cắn nhưng một số trường hợp lại làm cho khớp cắn bị sai lệch. Do tác động không phù hợp của lực chỉnh nha, sử dụng lực mạnh đột ngột dẫn đến sang chấn, chết tủy răng.

Thứ 7: Răng bị hô vẩu hơn sau niềng

Đây cũng là một trong những tai biến niềng răng hay gặp, nguyên nhân là do bác sĩ chỉnh nha áp dụng kỹ thuật không đúng, đa phần gặp trong các trường hợp niềng răng không nhổ răng nhưng bác sĩ lại không áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, sử dụng kỹ thuật cũ dẫn tới làm các răng ngửa ra phía trước, tăng độ cắn chìa.

Thứ 8: Bật chân răng - Mất răng vĩnh viễn

Niềng răng bị bật chân răng là tình trạng chân răng bật khỏi huyệt ổ răng, thân răng chìa ra ngoài hoặc co quắp vào trong. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng niềng răng bị bật chân răng như: Niềng răng quá nhanh, Kỹ thuật niềng răng sai cách…

Làm thế nào giảm thiểu rủi ro khi niềng răng?

Theo bác sĩ Phạm Thị Bích Ngọc - Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Hồng Ngọc: Trong quá trình công tác của mình, ngoài việc thực hiện điều trị thẩm mỹ răng cho khách hàng chị cũng từng tiếp xúc và chữa trị cho rất nhiều những ca bệnh gặp biến chứng niềng răng "dở khóc dở cười". Tùy vào từng tình trạng răng, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

8 rủi ro tiềm ẩn khi niềng răng sai cách - Ảnh 3.

Bác sĩ Phạm Thị Bích Ngọc đang điều trị cho một khách hàng niềng răng hỏng tại cơ sở khác

Để tránh những tai biến niềng răng đáng tiếc xảy ra ở trên, Bác sĩ Phạm Thị Bích Ngọc khuyên khách hàng hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín, có các trang thiết bị tốt, hiện đại và bác sĩ tay nghề cao… Bởi những tai biến này một khi đã xảy ra thì quá trình khắc phục vô cùng khó khăn và mất thời gian.

Hãy luôn ghi nhớ rằng, niềng răng là một phương pháp điều trị chuyên sâu không phải bác sĩ nào cũng có thể làm được. Một bác sĩ chỉnh nha phải được đào tạo chuyên sâu, hiểu rõ về cơ chế di chuyển răng, mô sinh học quanh răng, cấu trúc xương hàm cũng như giải phẫu thẩm mỹ vùng sọ mặt để có thể điều trị tốt cho bệnh nhân.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM