7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm

Thiên An | 10-11-2021 - 14:18 PM

(Tổ Quốc) - Thuốc là phương tiện chữa bệnh, chế độ ăn là phương thức dưỡng bệnh, bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, nếu không muốn uống thuốc cả đời, nhất định phải điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.

Chế độ ăn uống không hợp lý chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, muốn giải quyết gốc rễ của bệnh, phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh, phù hợp.

Liệu pháp chữa bệnh qua chế độ ăn thực chất bắt nguồn từ việc điều chỉnh số lượng và chất lượng của đồ ăn, thức uống để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu liệu pháp chữa bệnh qua chế độ ăn thất bại, các liệu pháp chữa bệnh tiểu đường cũng không thể thành công.

Thuốc là phương tiện chữa bệnh, chế độ ăn là phương thức dưỡng bệnh, bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, nếu không muốn uống thuốc cả đời, nhất định phải điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.

Tiến sĩ thuộc Viện Quản lý và Chính sách Y tế của Trường Y tế Công cộng, Đại học Quốc gia Đài Loan - Tiến sĩ Hàn Văn Huệ đã chỉ ra rằng, Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến nghị can thiệp bằng thuốc với bệnh nhân ở giai đoạn tiền tiểu đường, cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm là điều chỉnh lối sống của bệnh nhân, tức là bệnh nhân phải kiểm soát chế độ ăn uống và vận động để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Trọng tâm của liệu pháp chữa trị bằng chế độ ăn uống là “chế độ ăn uống cân bằng” mà không đặt nặng việc ăn kiêng. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bất kì loại thực phẩm nào, với điều kiện phải đảm bảo lượng thức ăn được cân đối hợp lý.

Sau đây là 7 nguyên tắc trong liệu pháp chữa bệnh bằng chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường.

1. Ăn với lượng vừa đủ và chú ý thứ tự ăn

Khi ăn nên ăn trong vòng 6-7 phút và không ăn quá no. Việc nhai chậm trong khi ăn có thể ngăn lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau khi ăn uống.

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 1.

Về thứ tự ăn uống, những người có khả năng tiêu hóa tốt nên ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đậu trước, sau đó ăn rau xanh, cuối cùng mới ăn cơm, như vậy lượng đường trong máu sẽ không bị tăng quá nhanh. 

Với những người mà khả năng tiêu hóa kém có thể ăn rau xanh trước, ăn thực phẩm có chất đạm sau rồi ăn cơm cuối cùng để làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu.

2. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao để tránh lượng đường trong máu tăng quá nhanh. Ngoài ra, rau quả phải chiếm 70% trong khẩu phần ăn.

Về mặt cấu tạo sinh lý, cấu trúc răng và độ dài của ruột ở người nằm trong nhóm động vật ăn thực vật, do đó, bộ máy tiêu hóa ở người có khả năng tiêu hóa, hấp thụ các loại ngũ cốc, rau củ tốt hơn các thức ăn từ thịt. Ngoài ra, trong các loại rau củ có chứa nhiều hoạt chất enzyme giúp phân giải và loại bỏ các chất độc, thanh lọc cơ thể.

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, cần lựa chọn thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết tự nhiên như mướp đắng, củ từ, đậu bắp, cần tây, tảo bẹ,... Trong đó, saponin trong mướp đắng có cơ chế hạ đường huyết, có tác dụng bổ thận, lợi tiểu, là thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, mướp đắng có tính hàn, những người có thể chất yếu nên thận trọng khi sử dụng.

Ngoài ra, y học hiện đại cho rằng củ từ rất giàu men amylase, chất béo, chất đạm, nhiều vitamin,... có tác dụng hạ đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa. Đậu bắp có thể thúc đẩy nhu động ruột (quá trình di chuyển thức ăn từ thực quản đến các cơ quan tiêu hóa), ngăn cản sự hấp thu cholesterol, hạ mỡ máu, giúp nhuận tràng, đồng thời giúp giảm béo. Ngoài ra, trong đậu bắp còn có chất nhầy giúp bảo vệ đường tiêu hóa và có tác dụng nhất định trong việc kiểm soát đường huyết.

3. Uống đủ nước

Quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng và bài tiết chất độc được thực hiện ở trạng thái thủy phân, do đó, vai trò của nước trong cơ thể vô cùng quan trọng.

Uống nước đúng cách và hiệu quả là chìa khóa trong việc chữa trị bệnh tật, duy trì sức khỏe. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa, điều này lại càng quan trọng hơn.

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 3.

Người mắc bệnh tiểu đường nên uống nước đúng giờ với lượng ít, uống cả khi không thấy khát và tránh đồ uống có đường.

Trước khi đi ngủ nửa tiếng không nên uống nước để tránh tình trạng mí mắt bị sưng và hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Sau khi ngủ dậy nên uống một cốc nước ấm để làm giảm độ nhớt của máu, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Khi hoạt động nhiều, đổ mồ hôi hoặc khi thời tiết nóng bức nên bổ sung thêm nước lọc cho cơ thể.

4. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Vitamin C và vitamin E là những chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm các gốc tự do trong cơ thể và duy trì sự cân bằng của quá trình oxy hóa khử trong cơ thể người.

Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm kiwi, cam quýt, rau xanh, mướp đắng và các loại rau củ khác. Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm các loại hạt như quả óc chó, hạt phỉ (thường hay bị nhầm lẫn với hạt dẻ) và hạnh nhân. Tuy nhiên, khi sử các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, người dùng nên chú ý liều lượng, không nên dùng quá nhiều.

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 4.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology vào ngày 11 tháng 10 năm 2017 cho thấy rằng, việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như OMEGA-6 (đậu nành, dầu hướng dương và các loại hạt, v.v.), có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu , vì OMEGA-3 và OMEGA-6 chỉ được duy trì một tỷ lệ nhất định trong cơ thể.

5. Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 5.

Selen: có trong mực, hải sâm, cá hố và các loại hải sản khác.

Magie: có trong hạt sen, gạo đen, tảo bẹ, đậu xanh, rong biển,...

Canxi: có trong vỏ tôm, đậu phụ, yến mạch,...

6. Những món không nên ăn

Không nên uống trà và cà phê đặc. Trong trà và cà phê có nhiều chất polyphenol, axit tannic, caffeine,... Nếu uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết, gây mất ngủ và lấy đi phần lớn vitamin B1 trong cơ thể, gây mất cảm giác ngon miệng, khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi.

Không ăn đồ cay. Ăn những đồ ăn này có thể gây xuất huyết võng mạc, giãn mạch máu, đặc biệt với những người đang trong giai đoạn bị xuất huyết võng mạc, tuyệt đối không được ăn cay.

7. Chú trọng dinh dưỡng cho mắt

Nếu đường huyết của bệnh nhân bị tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ gây ra các biến chứng liên quan tới mắt. Bệnh võng mạc tiểu đường là một loại bệnh mù lòa phổ biến, hầu như các bệnh về mắt đều có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Các bệnh u mạch máu, xuất huyết đáy mắt, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, teo dây thần kinh thị giác, thoái hóa điểm vàng,... xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn so với người không bị tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý:

Bổ sung taurine: Trong võng mạc của con người có một lượng lớn taurine, có thể thúc đẩy sự phát triển của võng mạc và bảo vệ võng mạc, cải thiện chức năng thị giác, có ý nghĩa lớn đối với việc phòng chống các bệnh về mắt ở người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên bổ sung taurine bằng các thực phẩm như cá biển, động vật có vỏ như tôm, sò, nghêu,... các loại cá giàu taurine như cá thu, cá mòi,…

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 6.

Bổ sung lutein: Lutein có khả năng cải thiện đáng kể kháng lực của mạch máu, cung cấp đủ lượng máu cho mắt, ngăn ngừa các tổn thương do sự kết hợp của các gốc tự do và collagen của mắt, từ đó gia tăng khả năng điều trị bệnh mắt do bệnh tiểu đường, giúp cải thiện và phục hồi thị lực. Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung lutein bằng các loại rau và trái cây có màu xanh đậm và vàng tự nhiên, như cà rốt, bí ngô, ngô, rau bina, súp lơ, kiwi,...

7 thói quen giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu: Chế độ ăn là cách dưỡng bệnh tiểu đường tốt nhất, người mắc bệnh không muốn uống thuốc cả đời cần đặc biệt lưu tâm - Ảnh 7.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.