Dù được đầu tư vô số tiền nhưng những tác phẩm này cũng không tránh khỏi việc mắc phải những lỗi trang phục ngớ ngẩn.
Một trong những yếu tố làm nên sức hút của một bộ phim chính là phục trang. Trang phục vừa có thể khắc họa tính cách nhân vật, vừa thể hiện được thời kỳ nhân vật đang sống, nhất là với các bộ phim lấy bối cảnh lịch sử. Nhưng trong một số trường hợp, các nhà thiết kế quá đề cao tính thẩm mỹ và quên mất tính chính xác, dẫn đến những lỗi trang phục không đáng có.
1. Váy một tay xuất hiện từ quá sớm
Bộ phim War and Peace được lấy bối cảnh vào khoảng thế kỷ 19. Nhưng kiểu váy một tay mà nhân vật Anna Pavlovna Scherer mặc trong cảnh trên không thể xuất hiện trong thời điểm này. Chiếc váy này chỉ có thể xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, tức phải hơn trăm năm sau thời điểm lấy bối cảnh.
2. Kiểu dáng váy hiện đại so với bối cảnh
Những sự kiện trong bộ phim Becoming Jane được lấy bối cảnh vào khoảng cuối thế kỷ 18 ở Anh. Khi đó, nữ giới thường xuyên mặc những bộ váy bó ở phần trên và phồng ở phía dưới. Do vậy, kiểu váy này của nhân vật chính có thể là quá hiện đại và không được phổ biến cho đến tận 10 hay 20 năm sau.
3. Mặc váy hở vai vào thế kỷ 16 và không mặc lót bên trong
Vào thế kỷ 16, nữ giới thường xuyên mặc áo sơ mi lót rồi mới mặc váy trùm ra ngoài. Nhưng phần trang phục này đã bị loại bỏ hoàn toàn trong series phim The Tudors để phục vụ cho mục đích thẩm mỹ. Ví dụ như nhân vật Gabrielle Anwar trong cảnh trên chỉ mặc độc một chiếc váy hở vai và không mặc lót gì bên trong, điều gần như bất khả thi với nữ giới thời đó.
4. Họa tiết quá đơn giản
Vào thế kỷ 16, phụ nữ quý tộc ở Anh thường trang trí phần thân trên trên váy của mình bằng những họa tiết rất lớn và phức tạp, thay vì chỉ dùng một loại họa tiết đơn giản. Kiểu trang trí sau chỉ phổ biến nhiều năm sau đó và do vậy, chiếc váy mà nhân vật Anne Boleyn do Natalie Dormer mặc trong The Tudors ở ảnh trên hoàn toàn không khớp với lịch sử chút nào.
5. Màu sắc quá sặc sỡ
Bộ phim lịch sử Farewell, My Queen là lát cắt lịch sử về cuộc sống của cung đình Pháp vào thập niên 18, khi những phụ nữ giới quý tộc luôn vận những bộ váy sặc sỡ. Thực tế, trong lịch sử, người ta cũng nhuộm màu cho trang phục, nhưng không phải sặc sỡ như trên phim, mà màu sắc trang phục sẽ nhẹ và trầm hơn.
6. Đẹp quá mức cần thiết
Hình tượng nữ đặc vụ Peggy Carter trong Captain America: The First Avengers bị cho là quá xinh đẹp và không phù hợp với môi trường quân nhân, nhất là ở mái tóc của cô. Thông thường, các nữ quân nhân sẽ búi tóc cao hơn cổ áo. Còn mái tóc bồng bềnh của Peggy chỉ tồn tại ở các nàng người mẫu vào thời đó mà thôi.
7. Màu xanh không có thực
Trong bộ phim The Ten Commandments ra mắt vào năm 1956, nhân vật Hoàng hậu Nefertari khoác lên mình bộ váy xanh vô cùng trang nhã. Nhưng xét vào thời đại Ai Cập cổ đại ở trong phim, việc nhuộm được một màu xanh hết sức công nghiệp như này là hoàn toàn bất khả thi, nhất là vào thời đại màu nhuộm chưa phát triển được như bây giờ.
Nguồn ảnh: Tổng hợp