Nó cũng là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất với chỉ 1mg cũng có thể gây ung thư. Năm 1993, Aflatoxin được xếp vào loại chất gây ung thư loại 1 bởi Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Điều đáng quan tâm là chất gây ung thư cực độc này lại tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Aflatoxin ẩn chứa trong những thực phẩm sau đây, đừng vì "tiếc" mà giữ lại kẻo hại thân!
1. Ngô lạc mốc
Aflatoxin chứa trong thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao bị mốc. Ảnh: Aboluowang
Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như gạo, ngô, lạc... Tinh bột có thể sinh ra aflatoxin gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Gợi ý:
- Mỗi lần nên mua ít thực phẩm hơn để tránh nấm mốc.
- Do aflatoxin phát tán dưới dạng bào tử, thực phẩm dễ bị nấm mốc và khả năng hòa tan của aflatoxin trong nước thấp nên việc xử lý cũng khó khăn hơn. Nếu bạn nhận thấy một hạt đậu phộng bị hỏng, hãy vứt bỏ cả bát hoặc túi đậu phộng.
- Các góc cạnh và ngóc ngách trong nhà có cặn thức ăn cũng cần được làm sạch.
2. Gạo hư, mốc
Bác sĩ dinh dưỡng Meng Lina cho biết có trường hợp một người lớn tuổi sử dụng thức ăn thừa quanh năm và bị ung thư ở độ tuổi 40. Để không lãng phí, ông thường ăn cơm đã có mùi lạ. Gạo hư hỏng, bị mốc hay cơm thiu đều là thứ có khả năng sinh ra độc tố. Thói quen này hoàn toàn không có lợi mà còn gây hại cho cơ thể chúng ta.
Gợi ý: Nấu chín thức ăn, ăn bao nhiêu, nấu bấy nhiêu. Tốt nhất nên nấu vừa đủ ăn hết ngay trong ngày, không để thừa.
3. Hạt có vị đắng một cách bất thường do hư thối
Hạt dưa bị nấm mốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, chẳng hạn như aflatoxin gây ung thư. Vì vị đắng của các loại hạt là do aflatoxin sinh ra trong quá trình nấm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Gợi ý: Khi ăn phải những loại hạt bị mốc, đắng thì hãy nhổ chúng ra ngay lập tức và súc miệng kịp thời.
Các loại hạt hư thối, bị đắng thường chứa aflatoxin gây ung thư. Ảnh: Aboluowang
4. Đũa mốc
Những đôi đũa có khe nứt đã chuyển sang màu đen vẫn được nhiều gia đình dùng tiếp mà không lường được nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe. Ung thư gan giai đoạn đầu có thể xuất phát từ những đôi đũa này mà ra.
Bản thân đũa không sinh ra aflatoxin, nhưng đũa mà chúng ta thường dùng để ăn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô thì rất có thể là ẩn tinh bột trong các khe hở li ti, một khi bị nấm mốc thì aflatoxin sẽ ẩn bên trong.
Đũa trần và đũa sơn mài rất dễ bị nứt, ẩn cặn thức ăn và sinh ra độc tố aflatoxin.
Gợi ý:
- Khi rửa đũa, bạn nên rửa cẩn thận để làm sạch cặn thức ăn bám trên đũa hết mức có thể.
- Khi đũa có dấu hiệu mốc thì nên thay mới.
Sử dụng đũa không bị nấm mốc để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Aboluowang
5. Bột mè kém chất lượng
Để giảm giá thành loại bột mè và bơ đậu phộng, nhiều đơn vị kinh doanh bất chính thậm chí sử dụng những hạt mè và đậu phộng đã hư hỏng làm nguyên liệu. Các sản phẩm đã qua chế biến này khó nhận biết hơn nhiều so với lạc mốc, nhưng tồn tại một lượng aflatoxin không hề nhỏ, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
6. Dầu thực vật được ép trong điều kiện không đảm bảo
Nếu một số loại cây có dầu như lạc và ngô bị mốc trong quá trình bảo quản, aflatoxin cũng có thể được đưa vào dầu chiết xuất. Một số hạt lạc bề ngoài bình thường nhưng bên trong đã xuất hiện độc tố aflatoxin.
Tuy nhiên, một số đơn vị sản xuất bất chính thường tối giản các công đoạn để giảm giá thành nên thiếu các bước loại bỏ chất độc hại, không tinh chế được nguyên liệu. Dư lượng kim loại nặng và sự hiện diện của aflatoxin có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Mộc nhĩ ngâm nhiều ngày
Mộc nhĩ chỉ nên ngâm trong thời gian ngắn, ngâm trong nhiều ngày dễ biến chất và sinh ra aflatoxin - đây là một loại độc tố nấm mốc gây ung thư gan và làm tổn thương mô gan. Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng nếu không các vi khuẩn sẽ sản sinh gấp nhiều lần.
Làm gì để loại bỏ aflatoxin?
Nhiều người cho rằng phương pháp nấu chín có thể "khử trùng" được thực phẩm, tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Nhiệt độ nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy aflatoxin mà nó chỉ có thể bị vô hiệu hóa khi đạt đến 280°C. Đây là nhiệt độ mà các phương pháp nấu nướng thông thường khó có thể đạt tới.
Ngay cả khi nấu cũng không thể loại bỏ aflatoxin, vậy phải làm gì? Bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, người chuyên về lĩnh vực ung thư gan, đã đưa ra hai lời khuyên:
1. Khi dầu nóng, cho muối vào trước
Một hành động nhỏ trước khi nấu có thể giúp loại bỏ một lượng aflatoxin nhất định.
Nếu chúng ta cho dầu đậu phộng và các loại dầu ăn khác vào nồi và đun nóng, thêm một ít muối và khuấy trong vòng 10 đến 20 giây, điều này về cơ bản sẽ loại bỏ hầu hết aflatoxin trong dầu ăn. Quá trình trung hòa và phân hủy aflatoxin bằng muối có thể loại bỏ khoảng 95% aflatoxin.
2. Ăn nhiều rau lá xanh
Ăn nhiều rau lá xanh có thể làm cho một số aflatoxin mất tác dụng, vì chất diệp lục có thể ngăn cản sự hấp thụ aflatoxin và ngăn ngừa ung thư gan.
*Theo: Aboluowang