7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang "đi đường quyền" với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được

J.D | 19-06-2020 - 11:37 AM

(Tổ Quốc) - Trái đất ra đời từ 4,5 tỉ năm trước. Với lịch sử lâu đời như vậy, có rất nhiều bí ẩn trong quá khứ mà đến giờ chúng ta vẫn chưa thể tìm ra.

Con người hiện đại xuất hiện từ 200.000 năm trước, nhưng chỉ trở nên phát triển vượt bậc trong khoảng vài trăm năm gần đây. Với lịch sử lâu đời như vậy, có rất nhiều di tích, cổ vật được giới khảo cổ tìm thấy nhưng khoa học chẳng cách nào giải thích được sự tồn tại của chúng.

1. Xác ướp chim khổng lồ

Chim Moa là một loài chim khổng lồ của New Zealand. Chúng không biết bay, và được cho là đã tuyệt chủng từ 1500 năm trước vì bị người Mãori săn đuổi quá mức.

Nhưng đến thế kỷ 20, khoa học bỗng tìm ra một thứ không ai giải thích được. Đó là một bộ móng khổng lồ của chim Moa, mà không hiểu bằng cách nào đã được bảo quản một cách cực kỳ hoàn hảo suốt hàng thế kỷ trôi qua.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 1.

2. Đền thờ Saksaywaman, Peru

Khu phức hợp đền thờ Saksaywaman đến nay vẫn là một bí ẩn với khoa học. Khu đền này được xây dựng bằng đá, được xếp hoàn hảo đến mức không cần đến một giọt vữa hồ vẫn đứng vững qua thời gian. Hơn nữa, mỗi viên đá đều có bề mặt nhẵn nhụi, mài giũa tử tế, bo tròn các góc.

Quá trình xây dựng khu đền này như thế nào, giờ vẫn chưa ai rõ.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 2.

3. Cổng Mặt trời, Bolivia

Cổng Mặt trời tọa lạc ở Tiwanaku - thành phố cổ tại Bolivia. Các nhà khảo cổ tin rằng cánh cổng này được xây dựng vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, là trung tâm của một đế chế khổng lồ. Tuy nhiên, lý do người xưa làm ra cánh cửa này thì khoa học vẫn chưa thể rõ, dù có giả thuyết cho rằng nó liên quan đến các hoạt động chiêm tinh hoặc thiên văn.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 3.

4. Ngọn tháp chưa hoàn thiện tại Ai Cập

Đây là một ngọn tháp hình bút (bút tháp - obelisk), được tìm thấy tại Ai Cập. Theo các nhà khảo cổ tìm hiểu, ngọn tháp này được đục đẽo từ một khối đá lớn, nhưng đã bị nứt vỡ trong quá trình thực hiện.

Rốt cục, người Ai Cập xưa đã để nguyên ngọn tháp với tình trạng như vậy, mãi mãi không được hoàn thiện, và mãi mãi không ai hiểu mục đích tạo ra nó là gì.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 4.

5. Thành phố chìm trong nước Yonaguni, Nhật Bản

Thành phố cổ Yonaguni được tình cờ tìm ra trong một chuyến thám hiểm của Kihachiro Aratake - huấn luyện viên lặn biển.

Nguồn gốc và ý nghĩa của thành phố này đã khiến khoa học đau đầu trong thời gian rất dài. Các tảng đá tạo nên thành phố này dường như đã chìm trong nước từ 10.000 năm trước - nghĩa là rất lâu trước khi người Ai Cập tạo ra kim tự tháp đầu tiên.

Vấn đề là theo kiến thức khoa học thì trong khoảng thời gian đó, loài người vẫn còn sinh sống trong các hang động, sống bằng rau dại chứ thậm chí còn chưa thể săn bắt. Họ chắc chắn không thể xây dựng cả một thành phố bằng đá như vậy, nên nguồn gốc của thành phố này vẫn khiến khoa học cảm thấy khó hiểu.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 5.

6. Vùng đất của người chết - Pakistan

Mohenjo-daro (mảnh đất của người chết) là một thành phố cổ của Pakistan, và sự sụp đổ của nó khiến giới khoa học cảm thấy bối rối suốt hàng chục năm qua.

Năm 1922, nhà khảo cổ học Ấn Độ R. D. Banerji đã tìm ra tàn tích của thành phố này trên một hòn đảo tại sông Indus. Vấn đề là tại sao nó lại sụp đổ? Những người từng sống tại đây thì sao? Rất nhiều cuộc thám hiểm đã được thực hiện, nhưng chưa ai tìm ra câu trả lời.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 6.

7. Khu khảo cổ tại Canada - Columbus có phải người tìm ra châu Mỹ?

Di chỉ khảo cổ L'Anse aux Meadows được xác định do người Viking tạo ra vào hàng ngàn năm trước. Mà vấn đề là như vậy có nghĩa những người Scandinavia (Bắc Âu) đã tìm ra châu Mỹ từ trước khi Christopher Columbus ra đời cả ngàn năm.

7 khám phá khảo cổ cho cảm giác lịch sử đang đi đường quyền với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được - Ảnh 7.

Nguồn: BS, VT.co

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Khám phá "Thế giới trang sức" lộng lẫy của Lộc Phúc tại triển lãm Jewelry Fair 2024

Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Triển lãm Jewelry Fair 2024 với chủ đề "Tôn vinh phụ nữ - Tỏa sáng vẻ đẹp vượt thời gian" đã chính thức khép lại vào ngày 07/11/2024 tại Aeon Mall Tân Phú. Sự kiện do Lộc Phúc Fine Jewelry phối hợp cùng các đối tác uy tín tổ chức đã thực sự mang đến một không gian trang sức đầy màu sắc,