Điều mà nhiều phụ nữ không biết, khi da chảy xệ và các đốm trên mặt chỉ là dấu hiệu của sự lão hóa, và cơ thể con người có một cơ quan tác động lớn nhất đến tốc độ lão hóa của phụ nữ, đó là buồng trứng.
Đối với phụ nữ, buồng trứng vô cùng quan trọng:
- Buồng trứng giúp lưu trữ trứng và rụng trứng, kiểm soát chức năng sinh sản;
- Buồng trứng tiết ra hormone và quản lý chu kỳ kinh nguyệt;
- Buồng trứng điều hòa nội tiết và ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.
Có thể nói, làn da có mụn, cơ thể béo hay gầy, kinh nguyệt không đều, loãng xương, nguy cơ mắc bệnh tim mạch… đều gắn bó chặt chẽ với chức năng buồng trứng.
Bình thường, phụ nữ sau 40 tuổi, chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm dần. Đến khoảng 50 tuổi, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, lúc này buồng trứng đang teo dần và "nghỉ hưu". Tuy nhiên, trong cuộc sống, ngày càng có nhiều phụ nữ ở độ tuổi dưới 40 bắt đầu bị vô kinh kéo dài, thậm chí họ còn được chẩn đoán là bị suy buồng trứng sớm. Điều này cũng cần cảnh báo đối với phụ nữ.
Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, tuổi già, số lần sinh nở và các yếu tố khác, một số thói quen xấu cũng vô tình gây hại cho buồng trứng, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm suy giảm các chức năng của cơ thể.
7 thói quen gây hại cho buồng trứng, đẩy nhanh quá trình lão hóa
1. Áp lực cao trong thời gian dài
Cuộc sống gấp gáp, khiến con người luôn bị áp lực chi phối, dẫn đến tâm trạng không tốt như căng thẳng, lo lắng. Thời gian dài bị căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng điều tiết của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, ức chế sự phát triển của các nang noãn trong buồng trứng, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây suy yếu chức năng rụng trứng.
2. Thường xuyên thức khuya
Thời kỳ vàng của quá trình trao đổi chất vào ban đêm, do đó thường xuyên thức khuya thường xuyên, thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém là những kẻ thủ phạm lớn nhất làm giảm chất lượng buồng trứng.
Do đó, dù có bận rộn đến mấy thì bạn cũng nên cố gắng gạt bỏ công việc và lên giường đi ngủ trước 22 giờ mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tổng thể của mình.
3. Thường xuyên phá thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 20% phụ nữ phá thai bằng phẫu thuật sẽ bị rối loạn chức năng buồng trứng, biểu hiện bằng chức năng hoàng thể không đủ hoặc không phóng noãn. Tỷ lệ giảm kinh sau phá thai nhân tạo ngày càng gia tăng và việc điều trị khó khăn hơn.
4. Dùng nhiều cafein
Theo nghiên cứu, nếu dùng thức uống có quá nhiều cafein (cà phê, trà, nước ngọt) đều có nguy cơ gây hại đến buồng trứng, thậm chí có thể gây vô sinh. Tuy một tách cà phê hoặc trà không ảnh hưởng đến buồng trứng, nhưng nhiều tách cà phê/ngày sẽ gây hậu quả xấu.
Nghiên cứu cho thấy, dùng nhiều hơn 300mg cafein/ngày có thể ảnh hưởng nhẹ đến khả năng sinh sản và có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ. 300mg cafein tương đương với 2 tách cà phê pha hoặc cà phê lọc (cà phê pha chứa nhiều cafein gấp 2 lần so với cà phê lọc) hoặc 6 tách trà đậm hoặc thức uống chứa cafein.
5. Ăn uống không lành mạnh
Thường xuyên ăn đồ chiên rán như gà chiên, khoai tây chiên, trà sữa, ăn không đủ rau quả trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng và gây rối loạn nội tiết.
6. Béo phì
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một bệnh nội tiết và chuyển hóa rất phổ biến, có liên quan mật thiết đến bệnh béo phì. Phụ nữ mắc chứng "đa nang" dễ bị béo phì, và béo phì có thể ảnh hưởng đến chức năng của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa nang.
7. Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, tăng chảy máu tử cung bất thường, gây rối loạn nội tiết.
Bác sĩ Cao Cần nhắc nhở phụ nữ rằng nếu bị đau bụng kinh bất thường, đau khi giao hợp, khó thụ thai, kinh nguyệt không đều lâu ngày, vô kinh trước 40 tuổi (không có kinh trong 6 tháng liên tục) và các vấn đề khác thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến buồng trứng như u nang và các khối u khác.
(Nguồn: QQ)