Giống như ống nước dùng lâu ngày sẽ đọng cặn bẩn, rỉ sét, từ khoảng 20 tuổi, các chất bẩn sẽ đọng lại trong mạch máu. Tuy nhiên, bởi không thể thay mới được như ống nước nên một khi các mạch máu bị tắc nghẽn sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, làm sạch mạch máu là việc vô cùng cần thiết.
Phụ nữ bẩm sinh đã có ưu thế hơn nam giới do trong cơ thể có nhiều Estrogen, rất có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Vậy nên trước 55 tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn nhiều so với nam giới.
Những người thường xuyên ăn đồ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ mắc "3 cao": đường huyết cao (tiểu đường), mỡ trong máu cao, huyết áp cao. Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến lipid máu tăng cao, làm cho máu bị nhớt, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Trong khi đó, thức ăn có hàm lượng muối quá cao sẽ khiến mạch máu bị phình ra và làm tổn thương mạch máu.
2 loại mạch máu một khi tắc rất dễ dẫn đến tử vong:
Động mạch phổi: Tỷ lệ đột tử có thể lên tới 85%
Khi động mạch phổi bị tắc, áp suất bên trong tim có thể tăng cao trong thời gian ngắn, đồng thời lượng oxy trong máu giảm mạnh. Điều này có thể khiến tim và chức năng hô hấp đồng thời suy kiệt.
Động mạch cảnh: Liên quan đến 50% các ca đột quỵ
Khi xuất hiện hiện tượng chóng mặt, không nhìn được, nói không rõ, đi lại khó khăn,... cần cảnh giác với tắc nghẽn động mạch cảnh. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não, dẫn đến não bị thiếu máu, thiếu oxy, nặng nhất có thể dẫn đến đột quỵ não.
Động tác giúp kiểm tra nguy cơ tắc nghẽn mạch máu:
Dù rất nhiều người biết rằng sức khỏe của mạch máu là vô cùng quan trọng, nhưng không phải ai cũng biết cách tự kiểm tra. Ông Vương Hiền - Giám đốc Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, Đại học Trung Y Bắc Kinh, đã chia sẻ một động tác giúp tự kiểm tra nguy cơ tắc nghẽn mạch máu của bản thân: động tác nâng cao chân.
Cụ thể, đầu tiên cần giữ tư thế nằm thẳng, sau đó nâng chân lên, giữ cho chân ở góc 45°. Tiếp tục giữ chân ở tư thế đó trong vòng 1 phút, rồi từ từ hạ chân về vị trí cũ.
Nếu trong lúc giơ cao, màu sắc của chân trở nên cực kỳ nhợt nhạt, khi hạ xuống phải mất vài phút mới hồi phục về trạng thái ban đầu, chứng tỏ có nguy cơ tắc nghẽn mạch máu cao, cần đến các cơ sở y tế thăm khám và có cách điều trị kịp thời.
5 loại thực phẩm là “người quét dọn” cho mạch máu
Rau xanh: Các loại rau như súp lơ, rau chân vịt rất giàu vitamin C, flavonoid và các chất khác có tác dụng làm mềm và tăng độ đàn hồi của mạch máu, rất tốt cho việc bảo vệ mạch máu. Khi chế biến, chỉ nên chần sơ qua nước sôi để giữ được lượng dinh dưỡng cao nhất.
Nên chần rau để giữ được lượng dinh dưỡng cao nhất (Ảnh: Internet)
Cá: Các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi chứa hàm lượng DHA, EPA rất cao. Các chất này có lợi cho mạch máu và làm trẻ hóa mạch máu. Nên ăn cá 2 lần/tuần. Cách chế biến thích hợp nhất là hấp, vừa ít dầu mỡ, lại giữ được các chất dinh dưỡng trong cá.
Các loại quả vỏ cứng: Quả óc chó, hạt dẻ cười, quả macca, hạnh nhân,... là các thực phẩm được khuyên dùng. Dù loại thực phẩm này có chứa một lượng chất béo nhất định, khoảng 44-70%, nhưng đa số chúng là axit béo không bão hòa, có tác dụng nâng cao hàm lượng lipoprotein và cholesterol (các cholesterol tốt), giúp bảo vệ mạch máu. Tuy nhiên, do có chứa lượng chất béo không hề thấp, nên cần kiểm soát lượng nạp vào cơ thể. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng một nắm nhỏ.
Các loại hạt cứng chứa rất nhiều chất béo không bão hòa (Ảnh: Internet)
Ngũ cốc thô: Loại thực phẩm này rất giàu anthocyanidin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do mà còn có thể kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
Hải sản: Các loại hải sản như tảo bẹ, rong biển, rong biển khô, sứa,... chứa nhiều protein và pxit béo không no, có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa lipid máu và bảo vệ mạch máu.
Nguồn: Aboluowang