Tương truyền rằng vào thời Xuân Thu chiến quốc, Việt vương Doãn Thường đã ra lệnh cho nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa là Âu Dã Tử làm ra 5 thanh bảo kiếm. Những thanh kiếm này được lưu truyền qua nhiều thế hệ và dần tạo lên huyền thoại về Tuyệt Thế Bảo Kiếm.
1. Trạm lư
Trạm Lư là thanh kiếm nổi tiếng nhất trong 5 thanh bảo kiếm. Ngay khi vừa được Âu Dã Tử luyện xong, Việt vương Doãn Thường đã phải đem cống nạp 3 trong số 5 thanh kiếm báu cho Ngô vương Hạp Lư, bao gồm Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường.
Sau khi có được 3 thanh kiếm, Hạp Lư đem Ngư Trường cho Chuyên Chư đi hành thích Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Riêng thanh Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau đó được vua Sở tìm được. Sau vài lần lưu lạc, cuối cùng thanh kiếm rơi vào tay Ngô vương Phù Sai.
Cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc, Việt vương Câu Tiễn diệt Ngô thì thu về được thanh Trạm Lư, liền xem là vật báu, luôn đem theo bên mình. Sau khi Câu Tiễn qua đời, thanh bảo kiếm này được chôn cùng ông ta. Hơn 2.400 năm sau, thanh kiếm được khai quật và bí ẩn lớn nhất mà các nhà nghiên cứu chưa có lời giải đáp đó là tại sao lưỡi kiếm không hề bị gỉ sét sau từng đó thời gian.
2. Thắng Tà
Thắng Tà được mệnh danh là đệ nhất kiếm. Tuy nhiên, sau khi được Việt vương cống cho vua Ngô thì tung tích của thanh kiếm này biến mất khỏi lịch sử. Thậm chí cũng không còn được đề cập đến trong các truyện kể dân gian.
3. Thuần Quân
Thuần Quân không hề kém cạnh Trảm Lư khi trở thành bảo kiếm của danh tướng Ngũ Tử Tư, cùng ông chinh phạt trên sa trường. Tuy nhiên, về sau này Phù Sai trúng mỹ nhân kế, chìm đắm trong rượu thịt bỏ bê chính sự. Ngũ Tử Tư dâng lời can ngăn chủ nhưng không thành nên đã tự tay ném bảo kiếm Thuần Quân xuống sông Tiền Đường, để lại nhiều tiếc nuối cho những ai ngưỡng mộ câu chuyện về 5 thanh bảo kiếm do Âu Dã Tử rèn ra.
4. Ngư Trường
Thực chất Ngư Trường rất ngắn, giống với đoản kiếm hơn. Dù độ dài không so được với những người an hem của mình, song Ngư Trường lại nổi tiếng là vô cùng sắc bén, chém sắt như chém gỗ mục.
Kích thước nhỏ cộng với độ sắc bén đáng kinh ngạc khiến Ngư Trường trở thành vũ khí thích hợp để sử dụng trong các nhiệm vụ hành thích, ám sát. Có lẽ cũng vì thế mà Chuyên Chư đã giấu thanh đoản kiếm vào bụng cá để hành thích Vương Liêu. Tuy nhiên, cũng giống như Thắng Tà, số phận của Ngư Trường cho đến nay vẫn là điều bí ẩn bởi sau khi được Chuyên Chư sử dụng, Ngô vương Hạp Lư cho rằng thanh kiếm này chỉ mang lại điềm gở nên đã giấu kỹ.
5. Cự Khuyết
Cự Khuyết không được Âu Dã Tử xem trọng. Khi đúc Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên thành phẩm tạo ra được các đồ đề của Âu Dã Tử miêu tả là chỉ sắc bén chứ không phải bảo kiếm. Nhiều người phỏng đoán rằng đây có lẽ là một thành kiếm sắc có kích thước lớn.