Theo các nhà khoa học, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa không chỉ hút chất dinh dưỡng, mà còn hấp thụ cả asen trong đất (Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê asen là một loại chất gây ung thư nhóm 1, độc gấp 4 lần thủy ngân). Chất độc này nhiễm vào gạo là do các chất ô nhiễm công nghiệp, thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá khứ và tồn tại trong cánh đồng lúa nước qua hàng chục năm.
Theo Telegraph, lúa gạo là cây sinh trưởng trong môi trường ngập nước. Đất úng nước quanh năm sẽ tạo ra asen vô cơ và ngấm tự nhiên vào cây lúa. Ảnh: Pixabay
Các nhà nghiên cứu Anh đã chứng minh rằng, chất này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ em. Andy Medarg, giáo sư Thực vật và Khoa học đất tại Viện An ninh Lương thực Toàn cầu cho biết, nhiều giáo sư Khoa học Thực vật đã ngăn cấm con cái mình ăn một số sản phẩm từ gạo vì hàm lượng asen.
Giáo sư Andy Meharg cũng chia sẻ: "Tôi đã nghiên cứu về asen (thạch tín) trong nhiều thập kỷ. Hàm lượng asen trong gạo cao gấp 10-20 lần so với các loại cây ngũ cốc khác. Chất độc này khiến người lớn có nguy cơ mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, nồng độ asen thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch, sự tăng trưởng của thể chất và sự phát triển của chỉ số thông minh."
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm châu Âu cho biết, những người ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe như các vấn đề về phát triển, bệnh tim, tiểu đường và tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, hậu quả ghê gớm nhất là có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi và ung thư bàng quang.
Những sai lầm khi nấu cơm khiến bệnh tật "gõ cửa"
Gạo thông thường chứa hàm lượng arsenic khá cao. Ảnh: Drelaine
1. Sử dụng gạo mốc
Khi bảo quản ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh, thiếu ánh sáng... gạo thường bị mốc. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vo sạch gạo mốc là có thể ăn bình thường. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi vì vo gạo không thể loại bỏ được độc tố. Nấm Aspergillus flavus trong gạo có thể tạo ra độc tố aflatoxin. Độc tố này tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.
2. Dùng nồi nhôm để nấu cơm
Để có hương vị đặc biệt, nhiều gia đình đã chọn nồi nhôm để nấu cơm. Nhưng trong quá trình sử dụng, nhôm có thể bị giải phóng vào cơm. Nhôm là kim loại gây độc thần kinh nên nếu hấp thụ nhiều sẽ gây bệnh thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và bệnh xơ cứng teo cơ một bên ALS.
3. Vo gạo quá kỹ
Nhiều người cho rằng càng vo gạo kỹ thì càng sạch nhưng phần nước màu trắng đục lại là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Việc vo gạo quá kỹ khiến cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… bị trôi mất. Tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn.
4. Nấu cơm bằng nước lạnh
Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Ngược lại, nếu bạn nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
5. Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện
Hầu hết mọi gia đình đều có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Tuy nhiên, việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến lớp bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với sản phẩm nồi chống dính. Theo Giáo sư Meharg, phương pháp nấu cơm hiện nay – bằng cách đun sôi gạo trong nồi cho đến khi gạo hút hết nước và trở thành cơm sẽ khiến cho asen trong gạo hòa tan trong nước và thấm vào cơm.
Cách nấu cơm loại bỏ 85% asen trong gạo
Cách nấu cơm theo kiểu đồ xôi sẽ giúp giảm bớt hàm lượng Asen. Ảnh: Zhihu
Trước đây, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Sheffield (Anh) đã nghiên cứu các cách nấu cơm khác nhau để tìm hiểu phương pháp nào có thể giảm hàm lượng asen vô cơ trong gạo mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng của gạo.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích bốn phương pháp nấu cơm: sử dụng gạo chưa vo, sử dụng gạo đã rửa sạch, sử dụng gạo ngâm trước và sử dụng gạo đồ. Kết quả cho thấy việc sử dụng gạo đồ có thể làm giảm phần lớn asen vô cơ trong gạo mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, việc nấu cơm theo kiểu đồ xôi, hơi nước nóng sẽ bốc hơi qua gạo và rửa sạch chất asen. Bằng cách thức này, chúng ta hoàn toàn có thể giảm được 57% asen với tỷ lệ 12 phần nước/1 phần gạo, và trong một số trường hợp có thể giảm được tới 85% asen.
Giáo sư Meharg cho hay: "Chúng tôi phát hiện ra rằng bằng cách sử dụng công nghệ percolating – nấu cơm bằng lồng hấp để hơi nước luân chuyển liên tục qua gạo, có thể loại bỏ asen. Đây sẽ là một bước đột phá quan trọng vì điều này sẽ tạo ra một giải pháp giảm asen vô cơ trong chế độ ăn uống".
Các nhà khoa học tại Đại học Queen đang tìm cách áp dụng phát hiện này để tạo ra các kiểu nồi nấu cơm mới có tác dụng làm giảm tất cả các chất ô nhiễm, bao gồm cả chì. Phát minh này sẽ đặc biệt hữu ích đối với những nước như Bangladesh, nơi cả gạo và nước đều có thể bị ô nhiễm.
Tất nhiên, không phải gia đình nào cũng mua hoặc sử dụng gạo đồ. Do đó, các nhà nghiên cứu cho biết, trước tiên hãy luộc gạo với nước sôi (tỷ lệ gạo và nước là 1: 4) trong 5 phút, sau đó đổ nước đi. Cách làm này cũng loại bỏ rất nhiều Asen vô cơ, thêm nước mới vào sau cùng (tỷ lệ gạo và nước là 1: 2), nấu cơm trên lửa vừa và nhỏ cho đến khi hết nước. Phương pháp nấu cơm này có thể loại bỏ tương ứng khoảng 54% và 73% asen vô cơ trong gạo lứt và gạo trắng, đồng thời giữ lại hầu hết các nguyên tố vi lượng như phốt pho, kali, magiê, kẽm và mangan.
Theo NetEast163