5 nhóm người tuyệt đối không nên thực hiện nâng mũi kẻo “tiền mất tật mang”

BS ĐINH HUY GIANG | 19-06-2023 - 08:36 AM

(Tổ Quốc) - Nâng mũi là một trong những loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện.

Nâng mũi là phương pháp lý tưởng giúp bạn sở hữu chiếc mũi cao, thon gọn, cân đối với gương mặt. Tuy là tiểu phẫu đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Đặc biệt là những trường hợp dưới đây.

TH.S BÁC SĨ ĐINH HUY GIANG

Tác giả bài viết

  • Tốt nghiệp Thạc sĩ loại Xuất Sắc chuyên ngành Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Đại học Y Hà Nội

  • Phó Trưởng khoa PTTH TM Bệnh viện An Việt

5 đối tượng không nên thực hiện nâng mũi

1. Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, máu khó đông

Phẫu thuật nâng mũi dù là tiểu phẫu nhưng vẫn có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, gây rối loạn các chức năng của cơ thể. Đặc biệt với những người có vấn đề về sức khỏe như người tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, máu khó đông.

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Việc sử dụng thuốc tê, thuốc mê trong quá trình nâng mũi sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể người mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Đối với phụ nữ đang cho con bú, thuốc có thể ngấm vào sữa, gây tác động xấu đến em bé. 

3. Phụ nữ đang trong kỳ "đèn đỏ" 

Trong thời kỳ này cơ thể đang mất một lượng máu khá lớn cũng như hormone có sự thay đổi. Chính vì vậy, nếu tiến hành phẫu thuật nâng mũi trong khoảng thời gian này sẽ khiến quá trình hồi phục gặp nhiều khó khăn và kéo dài. 

4. Người chưa đủ 18 tuổi

Ở độ tuổi này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển, cấu trúc mũi có thể thay đổi theo thời gian

5. Người mắc bệnh truyền nhiễm

Với những người nhiễm HIV, tuyệt đối không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Vì lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, thực hiện phẫu thuật nâng mũi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

5 nhóm người tuyệt đối không nên thực hiện nâng mũi kẻo “tiền mất tật mang” - Ảnh 2.

Những trường hợp nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi có thể kể đến như người có sống mũi thấp, mũi tẹt, đầu mũi mỏng; người có mũi gồ, cánh mũi rộng, đầu mũi to bè; người có mũi biến dạng do gặp tai nạn... 

Các biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện nâng mũi

Phù nề, sưng tấy, ứ dịch: Hiện tượng này xảy ra là do bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện sai phương pháp khiến cho sau hơn 10 ngày, mũi vẫn còn ứ dịch, đau nhức. 

Nhiễm trùng: Đây là 1 trong những biến chứng thường gặp trong quá trình thực hiện, do các dụng cụ phẫu thuật và vết mổ không được sát khuẩn đúng cách, vô tình giúp các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Từ đó tăng nguy cơ hoại tử sau nâng mũi.

Sống mũi bị vẹo, lệch, thủng sống mũi, lòi sụn: Biến chứng này diễn ra chủ yếu là do tay nghề của bác sĩ kém, đặt sụn sai vị trí hoặc dùng sụn với kích thước không phù hợp.

Bóng đỏ đầu mũi: Tình trạng này thường xuất hiện do bác sĩ sử dụng vật liệu độn quá cao, dày. Da mũi chịu áp lực lớn, bị bào mòn mỏng dần, dẫn tới lộ sống, bóng đỏ, nhìn thấy rõ vật liệu độn qua da.

Làm gì để phẫu thuật mũi thuận lợi hơn

Để thực hiện phẫu thuật mũi thuận lợi, tăng tỷ lệ thành công, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng, người thực hiện phẫu thuật cần duy trì sức khỏe tốt, không mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường, tim mạch… 

Cùng với đó là một tâm lý thoải mái, sẵn sàng. Không sử dụng các chất kích thích và thức khuya trước khi thực hiện phẫu thuật. Cũng như cần tìm hiểu kỹ lưỡng các cơ sở phẫu thuật uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như an toàn trong cả quá trình trước, trong và sau phẫu thuật.

Cách chăm sóc sau khi thực hiện phẫu thuật

- Chườm mát trong 24 giờ để giảm sưng, 10-15 phút chườm 1 lần

- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc ngoài

- Tránh các thực phẩm như rau muống, hải sản, đồ nếp, thức uống có cồn và các chất kích thích,...

- Tránh tác động mạnh đến mũi, không nên sờ nắn hay trang điểm.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM