Chế độ ăn nhiều đường dễ dẫn đến béo phì, rối loạn trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Một số loại thực phẩm tuy không ngọt nhưng lại là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ăn một miếng tương đương với ăn 10 cân đường trắng, Đặc biệt những thực phẩm sau đây luôn có trong thực đơn hàng ngày của nhiều người, đặc biệt người trung niên và cao tuổi.
1. Nho khô
Nguyên liệu của nho khô là nho, tuy có kích thước nhỏ nhưng lại chứa hàm lượng đường cao, nếu chúng ta ăn không kiểm soát sẽ khiến lượng đường trong máu dao động quá mức.
Trong quá trình sản xuất, hàm lượng nước bay hơi và đường tập trung trong nho khô, ăn thường xuyên có thể làm rối loạn lượng đường trong máu, ức chế sự bài tiết bình thường của insulin và khiến lượng đường trong máu tăng cao.
2. Các loại thịt sấy khô
Để thịt dai và ngon hơn, một số người buôn bán thịt sấy khô đã cho rất nhiều muối và đường trong quá trình sản xuất. Tuy vị thịt sấy không ngọt lắm nhưng lượng đường ẩn chứa trong đó có thể gây nguy hại tuyến tụy, làm rối loạn chuyển hóa đường trong máu và làm cho lượng đường trong máu tăng cao.
3. Rượu cồn
Rượu có thể ức chế quá trình tạo gluconeogenesis và cũng ảnh hưởng đến phản ứng đường phân ở gan, do đó làm rối loạn lượng đường trong máu.
Uống rượu, đặc biệt khi bụng đói, có thể gây hạ đường huyết. Hạ đường huyết nhiều lần có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy, khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân tiểu đường tiêm insulin dễ bị hạ đường huyết sau khi uống nhiều, tác hại không kém tăng đường huyết.
4. Cà phê hòa tan
Nhiều người thích uống cà phê hòa tan, loại cà phê chứa nhiều kem không sữa và đường, uống quá nhiều có thể gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não và tiểu đường, đồng thời gây béo phì.
Vì thế, chúng ta nên hạn chế việc uống cà phê để tránh gây hại cho sức khỏe.
5. Trà sữa
Trà sữa được nhiều người yêu thích nhưng lại chứa quá nhiều đường do hương vị và kem trong sữa chứa năng lượng vượt quá tiêu chuẩn.
Vì vậy, chúng ta nên uống ít hơn, nhất là những người bị tiểu đường càng không nên uống trà sữa.
Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý điều gì?
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu cellulose
Chất xơ không thể được tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường nên bổ sung chất xơ hợp lý, chẳng hạn như rau lá xanh, yến mạch, ngô và các loại đậu khác. Chất xơ từ rau xanh không chỉ làm giảm lượng đường trong máu sau ăn và cải thiện khả năng dung nạp glucose, mà còn làm giảm liều lượng insulin và giúp giảm lipid máu.
Cellulose cũng có thể mang lại cho mọi người cảm giác no nhất định; đồng thời, nó có thể kích thích tiết dịch tiêu hóa và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.
Để giảm táo bón, hãy đảm bảo lượng chất xơ hàng ngày đạt khoảng 25 gam.
2. Dùng dầu thực vật
Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu oliu, dầu ngô chứa một lượng lớn axit béo không no, có lợi cho quá trình hoạt động của cholesterol, ngăn ngừa sự lắng đọng của cholesterol trong máu thành mạch, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch máu não.
Vì vậy, chúng ta nên dùng dầu thực vật để nấu ăn, lượng dầu ăn hàng ngày không được vượt quá 25 gam.
3. Ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành một cách hợp lý
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa protein thực vật, một loạt các axit amin, và cũng chứa các axit béo không bão hòa, có thể làm giảm mức cholesterol trong máu.
Đậu nành cũng chứa đường Stachyose và Raffinose, rất khó được cơ thể hấp thụ. Do đó có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát chặt chẽ tổng lượng calo hàng ngày, sau khi ăn các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai môn hay khoai mỡ, nên giảm lượng thức ăn chủ yếu một cách hợp lý để tránh biến động đường huyết quá mức. Ngoài việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ, bạn cũng nên ăn các thực phẩm giàu canxi như tảo bẹ, sữa, tỏi và nấm.
Theo Aboluowang