Hầu hết tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần hàng ngày đều đến từ thực phẩm, và trong khi một số thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, số khác lại có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí có thể trở thành "nguồn thức ăn" của các tế bào ung thư!
Nguy cơ mắc bệnh ung thư không chỉ liên quan đến các yếu tố như suy giảm miễn dịch, di truyền gia đình, môi trường sống mà thói quen ăn uống kém cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh ung thư.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm ăn thường xuyên có thể nuôi dưỡng tế bào ung thư trong cơ thể, nên ăn càng ít càng tốt.
1. Đồ chua
Đồ chua là món ăn thường thấy trên bàn ăn của nhiều người, thậm chí là món bắt buộc phải có trong mỗi bữa ăn, sau một thời gian ngâm chua, đồ ăn không chỉ kéo dài được thời gian bảo quản mà còn ngon hơn.
Tuy nhiên, dù là thịt hay rau thì nó đều có hàm lượng muối cao, bản thân nó không tốt cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não. Thức ăn sau khi được ngâm chua cũng sẽ sản sinh ra một lượng lớn nitrit, sau khi vào cơ thể nitrit sẽ kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein tạo thành chất nitrosamine gây ung thư mạnh, làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Trong quá trình ngâm chua và bảo quản thực phẩm lâu ngày cũng dễ xuất hiện các loại nấm mốc, đặc biệt là độc tố aflatoxin. Ăn nhiều thực phẩm chứa aflatoxin trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan sau này.
2. Thực phẩm bị mốc
Có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần loại bỏ lớp mốc trên bề mặt là có thể ăn được để không lãng phí thức ăn.
Tuy nhiên, ngũ cốc, thịt bị mốc, dầu thực vật không đạt chất lượng… dù có loại bỏ phần bị mốc nhìn thấy bằng mắt thì bạn cũng không thể loại bỏ toàn bộ độc tính bên trong nó. Một khi thực phẩm bị mốc thì dù là phần bị mốc hay không mắt khi nhìn bằng mắt thường đều chứa một loại độc tố rất mạnh, đó là aflatoxin.
Chất độc này có độc tính với gan nhất định, và nếu hấp thụ một lượng nhỏ trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan và gây ra ung thư biểu mô tế bào gan.
3. Thịt qua chế biến
Thịt đã qua chế biến cũng là một thực phẩm phổ biến trên bàn ăn, được chế biến trực tiếp và có thể được ăn ngay hoặc hâm nóng lại đều được. Ví dụ, thịt xông khói, xúc xích và giăm bông là những đại diện điển hình của thịt đã qua chế biến.
Tuy nhiên, các loại thịt chế biến sẵn này không thể tách rời các bước ướp muối và hun khói, do đó, chúng đều chứa một lượng nitrit nhất định, trong quá trình hun khói cũng có thể sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene.
Một số nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng ăn hơn 50 gam thịt chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng khoảng 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết sau này.
4. Đồ chiên rán
Thực phẩm sau khi chiên ngập dầu sẽ làm tăng hương vị. Trong quá trình chiên rán, không chỉ các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao mà còn tạo ra một lượng lớn các polyme bị oxy hóa, bao gồm phenylpyrene, acrylamide… Những chất độc hại này có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
5. Đồ ăn nóng trên 65 độ C
Dù là mì, lẩu, cháo… thì dường như chỉ ăn khi còn nóng mới có thể mang lại hương vị tốt nhất cho món ăn.
Tuy nhiên, nhiệt độ chịu được của niêm mạc dạ dày và niêm mạc thực quản trong cơ thể người rất hạn chế, chỉ cần thức ăn vượt quá 65 độ C là có thể gây bỏng niêm mạc. Mặc dù màng nhầy có khả năng tự phục hồi, nhưng vết bỏng lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây tổn thương và tăng sản màng nhầy, tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên theo thời gian.
Do đó, dù là món ăn nóng mới ngon thì bạn cũng nên để cho nó nguội bớt rồi dùng bữa cũng chưa muộn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, The Healthy