Anh Vương, 42 tuổi, là chủ của một nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Anh nổi tiếng là người tốt bụng, chính trực, đối xử với mọi người rất tử tế, không hút thuốc, rượu bia nhưng lại bị mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Kết quả này khiến anh rất bất ngờ.
Theo chia sẻ của bệnh nhân, gần đây anh thường xuyên bị mẩn ngứa. Nghĩ mình chỉ bị dị ứng do thời tiết nên không đi khám mà chỉ mua thuốc về tự bôi. Sau khi bôi được vài ngày thì không thấy ngứa nữa và công việc quá bận rộn nên anh quên luôn. Không ngờ, một tháng sau, những mảng ngứa bỗng dưng xuất hiện và ngày một nặng hơn, tình trạng ngứa ngáy dữ dội và bụng bắt đầu đau nhức.
Lúc này, anh mới đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ cho biết, chỉ số transaminase trong cơ thể anh Vương tăng cao bất thường và xét nghiệm AFP (Alpha-fetoprotein) còn đạt tới 700. Qua nhiều kiểm tra, bác sĩ kết luận anh Vương đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm căng thẳng có thể làm giảm quá trình viêm của bệnh gan mãn tính, ngăn xơ gan phát triển thành ung thư và giảm tỷ lệ mắc ung thư gan. Ảnh: Sohu
Trước trường hợp của anh Vương, các bác sĩ đưa ra cảnh báo về việc làm việc lao lực, kiệt sức trong tình trạng căng thẳng kéo dài, mệt mỏi và stress cực độ có thể gây nên những tác động tiêu cực tới sức khỏe nói chung và các bộ phận trên cơ thể nói riêng.
2 vị trí trên cơ thể bị ngứa, bạn nên cẩn trọng và đi khám càng sớm càng tốt
1. Da
Khi gan không khỏe, bilirubin trong cơ thể sẽ chuyển hóa không bình thường. Bilirubin là sắc tố chính của mật, hình thành từ sự thoái giáng của heme (nguyên tử sắt giữa một vòng hữu cơ có tên gọi porphyrin) trong tế bào hồng cầu. Ngoài ra, Heme phân hủy di chuyển đến gan và được gan tiết ra qua mật nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo. Một khi bilirubin bị đẩy đi quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị vàng da, điều này kích thích tình trạng ngứa da.
Sau khi mắc bệnh gan, quá trình bài tiết và chuyển hóa mật của gan sẽ giảm sút, gây ra hiện tượng ứ mật, muối mật đọng lại ở da sẽ kích thích các dây thần kinh từ đó gây ngứa da. Ảnh: Sohu
2. Mắt
Sức khỏe của gan ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đôi khi mắt khó chịu sẽ có hiện tượng mỏi và phù nề. Bởi vì gan bị tổn thương sẽ dẫn đến lượng máu chuyển hóa không đủ. Từ đó, không có đủ máu để nuôi dưỡng mắt dẫn đến mắt bị khô và ngứa.
Hầu hết mọi người đều cho rằng khô mắt là do nhìn màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều. Tuy nhiên nếu kết hợp với tình trạng sợ nhìn thấy ánh nắng mặt trời thì bạn cần kiểm tra chức năng gan.
Ngoài ngứa da, nếu xảy ra các tình trạng sau thì bạn cũng cần phải lưu tâm nhé!
- Đau và khó chịu ở bụng;
- Khó tiêu, chán ăn, chướng bụng và tiêu chảy;
- Da vàng, bơ phờ, yếu tay chân;
- Mụn tăng lên, vết thương dễ bị viêm nhiễm;
- Mặt tiết nhiều dầu, tóc dễ rụng, nhờn;
- Ngứa ở lòng bàn tay;
- Khô miệng, hôi miệng, nước tiểu vàng;
- Thường xuyên xì hơi, mùi khó chịu;
- Thường xuyên mất ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém;
- Cơ thể suy nhược; đuối sức, thường xuyên bị sốt
Cảnh giác: 2 loại thực phẩm này là "máy gia tốc" của bệnh gan
1. Đồ ăn cay
Người bị bệnh gan nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng. Ảnh: Sohu
Trong quá trình chuyển hóa, các thành phần trong đồ ăn cay được đào thải ra khỏi cơ thể qua thận. Điều này sẽ kích thích các tế bào nhu mô thận ở mức độ khác nhau, từ đó làm tăng gánh nặng cho gan và khiến tình trạng gan thêm trầm trọng.
Bệnh nhân bị bệnh gan cố gắng không ăn thức ăn quá cay. Bởi vì ớt có tác dụng kích thích đường tiêu hóa. Do đó, hấp thụ quá nhiều capsaicin có thể gây đau dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa.
2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Hàm lượng chất béo trong đồ ăn nhiều dầu mỡ cực kỳ cao. Một khi dầu tích tụ trong tế bào gan sẽ dễ hình thành gan nhiễm mỡ. Từ đó, gây ra gánh nặng nghiêm trọng cho quá trình trao đổi chất của gan.
Bí quyết giúp bảo vệ sức khỏe lá gan
1. Bổ sung dưỡng chất cho gan
Trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen xấu như thức khuya và làm việc quá giờ, nhậu nhẹt, lạm dụng thuốc dễ gây tổn hại đến sức khỏe của gan, vì vậy cần phải chú ý đến việc bảo vệ gan hàng ngày. Đối với người gan kém, chế độ ăn uống hàng ngày đặc biệt quan trọng.
Nên sử dụng các loại thực phẩm rau, củ quả tươi như cam, quýt, táo, mật ong, cà chua...; Hạn chế tối đa việc uống các loại nước có cồn như rượu, bia vì đây là một kẻ thù số 1 với gan.
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để nuôi dưỡng gan. Vì nước không những bổ sung chất lỏng cho cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn thúc đẩy quá trình bài tiết của các tuyến, đặc biệt là tuyến tiêu hóa, dịch tụy và mật. Từ đó, giúp tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết các chất độc hại, và làm giảm gánh nặng cho gan.
3. Không thức khuya
Theo y học Trung Quốc, khi con người nằm xuống, máu trở về nuôi dưỡng gan. Ban đêm là thời gian thu nạp máu của gan, thường xuyên thức đêm và làm việc quá sức có thể khiến gan bị tổn thương và đẩy nhanh bệnh gan.
Nếu bạn thường xuyên thức vào lúc 1 và 2 giờ, thức khuya, rất dễ mang đến những tổn hại cho sức khỏe của gan. Do gan hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian này, nếu bạn không ngủ sẽ dẫn đến giảm lượng máu về gan. Máu về gan không đủ, lâu ngày khả năng dự trữ máu của gan sẽ yếu đi và gây ra bệnh gan. Do đó, không nên thức khuya để gan được nghỉ ngơi đầy đủ.
4. Bớt tức giận
Không hạnh phúc là "chất dinh dưỡng" tốt nhất cho bệnh ung thư gan. Muốn gan khỏe, phải có tâm trạng thoải mái. Ảnh: Internet
Hiện tượng giận hờn có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Nếu bạn thường xuyên tức giận sẽ khiến gan bị tổn thương nặng và sinh ra bệnh gan.
Khi tức giận có thể làm cho khí và huyết trong gan lưu thông bất thường, khiến máu gan bị ứ trệ hoặc tắc nghẽn trầm trọng, đẩy nhanh sinh hỏa gan, ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, khiến bệnh gan phát triển nhanh chóng. Do đó, giảm bớt áp lực và giữ tâm trạng vui vẻ có thể chống lại ung thư và các bệnh khác tốt hơn.
Theo Sohu