Không đơn thuần là một tựa phim sinh tồn đẫm máu, mà All Of Us Are Dead còn ẩn chứa những thông điệp sâu cay về các vấn nạn xã hội. Những phân cảnh, câu thoại tưởng chừng như sáo rỗng hóa ra lại mang dụng ý cực đắt giá. Cùng điểm lại 4 lần All Of Us Are Dead phản ánh các vấn đề xã hội tiêu biểu tại Hàn Quốc.
1. Bạo lực học đường, quấy rối tình dục và sự thờ ơ của nhà trường
"Trường học là nơi an toàn nhất đối với học sinh" có lẽ là lời trấn an giả tạo nhất của thế giới người lớn trong vũ trụ của All Of Us Are Dead. Bởi lẽ, tại đây, các em học sinh không được quan tâm đúng cách và thậm chí lời cầu cứu của các em còn bị bỏ ngoài tai. Đơn cử như trường hợp của Eun Ji và Jin Soo, cả hai đều báo với nhà trường nhưng không những không được trợ giúp mà còn bị đổ lỗi ngược lại. Không chỉ các vấn đề bạo lực học đường, quấy rối tình dục mà vấn nạn mang thai ở tuổi vị thành niên cũng được phim khắc họa.
"Phải có lý do em mới bị bắt nạt" là lời nguỵ biện tàn nhẫn của thầy cô dành cho người bị bắt nạt
Hệ thống giáo dục siêu cạnh tranh của Hàn Quốc được coi là một trong những lý do khiến trẻ em bắt nạt lẫn nhau. Thực tế, gia đình của Kyung Soo được hưởng trợ cấp từ trường học và điều này khiến anh trở thành mục tiêu bắt nạt của Na Yeon (Lee Yoo Mi).
2. Trường học không phải con đường duy nhất để tồn tại
Hàn Quốc là quốc gia có nền giáo dục tốt nhất và đồng thời cũng là đất nước đặt nặng vấn đề áp lực thi cử nặng nề nhất thế giới. Cô lớp trưởng Nam Ra (Cho Yi Hyun) được xếp đầu lớp và không ngừng học tập để giữ vững vị trí đó. Ngay cả khi các sinh viên khác đang lo lắng về zombie, cô ấy vẫn chăm chú đọc sách. Trái ngược với cô bạn, On Jo (Park Ji Hoo) sở hữu học lực tầm kém. Nhưng thay vì trừng phạt cô vì không học tốt hơn, người cha của cô lại luôn muốn con sống khỏe mạnh và hạnh phúc, và đừng lo lắng về việc không được nhận vào Đại học Quốc gia Seoul.
Không phải ngẫu nhiên mà một trong những cuộc ẩu đả ly kỳ nhất của phim lại diễn ra trên đỉnh tủ sách
Nếu như trong Sky Castle, Penthouse, thành công của học sinh được mô tả bằng việc đỗ vào các trường đại học danh giá thì All Of Us Are Dead lại khắc họa việc sống còn của con người vốn dĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khéo léo và nhân văn, chứ không nhất thiết phải nương vào giáo dục.
Lời thoại vừa châm biếm vừa sâu cay của Mi Jin đã thể hiện thông điệp mà phim muốn truyền tải
3. Chủ nghĩa nữ quyền
Chị gái bắn cung Ha Ri (Ha Seung Ri) thất bại khi không giành được suất học tại trường đại học thể thao quốc gia danh giá. Trước đó, huấn luyện viên của Ha Ri đã gọi cô là kẻ thua cuộc vì không có cơ hội giành huy chương Olympic. Cuối cùng, cô ấy sử dụng tất cả các kỹ năng của mình để hoàn thành một việc quan trọng hơn nhiều so với việc giành được vị trí đầu tiên. Ha Ri sử dụng kỹ năng bắn cung của mình để tiêu diệt xác sống.
Việc Ha Ri - Mi Jin có mối quan hệ tình cảm "hơi lạ" đã hoàn toàn đi ngược lại với định kiến của người Hàn
Trên thực tế An San, nữ cung thủ đầu tiên giành được ba huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội đã bị các nhà hoạt động vì quyền nam giới chế nhạo vì để tóc ngắn, thứ mà họ gán ghép với chủ nghĩa nữ quyền
4. Miệt thị ngoại hình
Ngoại hình dường như là thước đo tiêu chuẩn ở xã hội Hàn Quốc. Ngay cả trong loạt phim về ngày tận thế như All Of Us Are Dead, họ vẫn khéo léo lồng ghép những vấn đề về body-shaming (miệt thị ngoại hình) vào chuyện phim. Chàng béo Dae Su là một trong những nam sinh to khỏe nhất trường và là mảnh ghép không thể thiếu của hội học sinh. Cậu bé sở hữu giọng hát tuyệt vời và ước mơ trở thành ca sĩ. Nhưng khi anh ấy thử giọng, chính ngoại hình của anh mới là thứ được "cân đo đong đếm". Dae Su được khuyên phải giảm cân, điều mà vô số idol luôn phải nghe ngoài đời.
Nguồn ảnh: Tổng hợp