Hoạt động sống của cơ thể con người không thể tách rời được sự vận hành giữa khí và huyết. Trong đó, não bộ là bộ phận đặc biệt có nhiệm vụ chỉ huy của cơ thể, cần được nuôi dưỡng từ khí và huyết để hoàn thành tốt chuỗi hoạt động sống.
Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngày càng có nhiều người mắc các bệnh liên quan đến hiện tượng thiếu máu não. Đặc biệt, bệnh này rất phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa quan tâm đến hiện tượng này đúng mức, dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh sa sút trí tuệ, nhồi máu não ngày càng tăng cao.
Hiện nay, đa số những người trung niên và cao tuổi thường có tỷ lệ mắc các bệnh về thiếu máu não mãn tính cao hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer và nhồi máu não, nhiều bệnh nhân đã bị suy não trong thời gian dài. Nếu không được phát hiện kịp thời, não sẽ trong tình trạng thiếu máu cục bộ lâu ngày, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não, đe dọa rất lớn đến sức khỏe của con người.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Đừng bỏ qua bốn triệu chứng này của cơ thể, vì chúng là dấu hiệu cho thấy máu cung cấp cho não không đủ
1. Chóng mặt
Trước khi nhồi máu não phát bệnh, hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não sẽ xuất hiện trước tiên. Bởi vì khi lượng máu cung cấp cho mô não không đủ, sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của mô thần kinh tiểu não. Từ đó sẽ gây ra các triệu chứng chóng mặt với các biểu hiện xây xẩm mặt mày, quay cuồng và thậm chí là ngất xỉu. Một khi xuất hiện triệu chứng này, chúng ta nên đi khám kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.
2. Thính lực giảm
Mặc dù suy giảm thính lực là hiện tượng bình thường của quá trình lão hóa. Nhưng nếu tình trạng này biểu hiện rõ trong một khoảng thời gian ngắn, kèm theo hiện tượng ù tai, thì rất có thể đó là dấu hiệu báo trước của nhồi máu não. Điều này bắt đầu do hiện tượng thiếu máu não lâu ngày, gây rối loạn tuần hoàn, từ đó làm thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở tai trong. Dẫn đến làm tổn thương mô và dây thần kinh thính giác, gây nên hiện tượng mất thính lực và ù tai.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Mất ngủ
Một triệu chứng điển hình khác của việc cung cấp máu cho não không đủ đó là chất lượng giấc ngủ sẽ trở nên rất kém. Người mắc bệnh này sẽ dễ bị mất ngủ, thức giấc giữa đêm và thường xuyên mơ về đêm. Bên cạnh đó, một số người còn có biểu hiện buồn ngủ vào ban ngày, mất khả năng tập trung hoặc suy giảm trí nhớ.
4. Đi đứng không vững
Nếu không có bệnh ở tay chân, mà thường xuyên xảy ra tình trạng đi đứng loạng choạng thì mọi người cần phải đặc biệt lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng thiếu máu não cần được thăm khám kịp thời, nếu không có thể sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu não và sa sút trí tuệ. Bởi vì khi máu cung cấp cho não không đủ, chức năng thần kinh trong cơ thể người có thể sẽ bị rối loạn, dẫn đến việc đi đứng không ổn định, nghiêm trọng hơn là liệt nửa người, rối loạn tiểu tiện và chuột rút.
Vì vậy, thay vì nghĩ đến việc điều trị nhồi máu não hay sa sút trí tuệ, tốt hơn hết chúng ta nên nghĩ đến việc làm thế nào để có thể phòng ngừa căn bệnh này mỗi ngày.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Để duy trì sức khỏe mạch máu tốt hơn, hãy kiên trì thực hiện 4 điều dưới đây
1. Khám sức khỏe định kỳ
Hầu hết mọi người thường không có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ. Chỉ khi nào trong cơ thể cảm thấy không khỏe thì mới trực tiếp đến bệnh viện. Tuy nhiên trên thực tế, việc khám sức khỏe thường xuyên có thể giúp chúng ta phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu.
Bởi vì có rất nhiều căn bệnh thường không có biểu hiện gì rõ ràng. Nếu khi bạn cảm thấy không khỏe rồi mới đi khám thì có thể bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vì vậy tất cả mọi người, đặc biệt là người cao tuổi nên hình thành thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên, quan tâm đến những thay đổi của cơ thể để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp hơn.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
2. Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục không chỉ có tác dụng nâng cao thể lực mà còn có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm xơ vữa động mạch, nhồi máu não. Bên cạnh đó, việc tập luyện còn có thể giúp tăng cường trao đổi chất, tiêu mỡ tránh béo phì, rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, đi ngủ và thức dậy sớm, tránh làm việc quá sức mỗi ngày.
3. Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Máu cung cấp lên não kém hiệu quả là một bệnh mãn tính mà trọng tâm điều trị là kiểm soát tốt chế độ ăn uống. Vì vậy, chúng ta nên ăn ít những thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều muối và đường để làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc và các loại hải sản như cá, tôm để có thể bổ sung chất béo không bão hòa giúp cải thiện mạch máu tốt hơn.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
4. Chấm dứt rượu bia và thuốc lá
Tổn thương mạch máu có liên quan mật thiết đến việc hút thuốc và uống rượu. Mặc dù biết tác hại của chúng, nhưng vẫn có nhiều người có thói quen không tốt này. Việc uống rượu bia và hút thuốc quá nhiều sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tổn thương mạch máu và tăng khả năng tắc nghẽn máu.
Ngoài ra trong thuốc lá còn chứa nhiều chất gây ung thư, dẫn đến làm tổn thương các cơ quan của cơ thể, Từ đó, sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa não và làm cho chứng sa sút trí tuệ xảy ra sớm hơn. Do đó, để luôn sống khỏe mạnh, mọi người cần tránh xa thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
Theo NetEase