Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao. Khi đã mắc ung thư phổi, các triệu chứng ban đầu tương đối nhẹ nên dễ dàng bị người bệnh bỏ qua.
Nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư sẽ nhanh chóng lan rộng và di căn, xâm lấn vào các cơ quan và bộ phận khác, từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Bởi vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cần đặc biệt chú ý phòng tránh bệnh ung thư phổi. Dưới đây là 4 hành động rất hữu ích để đẩy lùi căn bệnh này:
1. Bỏ thuốc lá kịp thời
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi vẫn chưa được điều tra rõ ràng. Tuy nhiên, người ta tin rằng hút thuốc là một trong những lý do góp phần to lớn dẫn đến căn bệnh này.
Trong thuốc lá chứa rất nhiều các chất độc hại có thể dẫn đến ung thư như aceton, arsenic, benzen, butan, metan, methanol, nicotin, vinyl clorua và nhiều hoá chất độc hại khác. Sau khi đi vào trong cơ thể, các chất đó sẽ gây kích ứng phế quản, từ đó dẫn đến ung thư phổi.
Hút thuốc là một trong những lý do góp phần to lớn dẫn đến ung thư phổi (Ảnh: Internet)
Hút nhiều thuốc lá lâu ngày không chỉ khiến người hút khó thở và ho thường xuyên, nó còn khiến cơ thể dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi. Mắc bệnh phổi trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày cần bỏ thuốc lá kịp thời để giảm thiểu nguy cơ hình thành ung thư phổi.
2. Cải thiện môi trường sống
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người tuy không hút thuốc lá nhưng vẫn mắc bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có liên quan đến việc ô nhiễm không khí trong môi trường sống.
Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi, do các mô phổi đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất gây ung thư trong không khí. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong không khí cũng là một trong những chất có thể gây ung thư
Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người hút thuốc, các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi tương tự như người hút.
Giữ vệ sinh không gian sống để ngăn ngừa bệnh tật (Ảnh: Internet)
Bởi vậy, hãy giữ cho không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Hàng ngày nên mở cửa sổ để thông gió, giữ nhà cửa sạch sẽ và không "hút thuốc gián tiếp". Ngoài ra, không nên nấu nướng trong không gian chật hẹp và bí. Khói khi nấu ăn cũng là nguyên nhân góp phần gây ung thư phổi.
3. Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Ô nhiễm không khí là một nguyên nhân chính khác gây ra bệnh ung thư phổi. Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Đối với xã hội hiện đại, trong môi trường sống sẽ tồn tại rất nhiều khí thải công nghiệp, khói xe cộ và một số khí hóa học, vật lý khác. Một khi những khí độc này đi vào vào cơ thể con người với số lượng lớn, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ rất cao.
Đeo khẩu trang giúp giảm nguy cơ hít phải những khí độc vào cơ thể một cách hiệu quả (Ảnh: Internet)
Vì vậy, khi ra ngoài hãy luôn nhớ đeo khẩu trang. Hành động đơn giản này có thể làm giảm nguy cơ hít phải những khí độc vào cơ thể một cách hiệu quả.
4. Tích cực điều trị bệnh phổi mãn tính
Những người mắc các bệnh mãn tính về phổi trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường. Ví dụ người bị bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, hoặc nhiễm virus EBV và HIV trong thời gian dài thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên rất nhiều.
Theo một bài báo năm 2012, khoảng 1% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) phát triển thành ung thư phổi mỗi năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng đồng thời của COPD và ung thư phổi đối với tuổi thọ thì chưa được biết rõ. Chỉ biết rằng việc mắc COPD có thể làm bệnh tiến triển xấu đi của một người bị ung thư phổi.
Ngoài 4 điều trên, cần chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn đồ ăn bị mốc, cháy, ăn ít đồ chiên, nướng, hun khói, đồ chua. Nên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, hàng ngày hãy tập các bài thể dục giúp cải thiện chức năng phổi và giúp phòng tránh ung thư phổi.
Nguồn: Aboluowang