Khi Gen Z mê tài chính - công nghệ "dấn thân" Fintech
Theo Nikkei, Việt Nam thuộc nhóm thị trường Fintech cạnh tranh nhất châu Á. Sự hiện diện của các tên tuổi lớn nước ngoài tại thị trường Việt như CMC, VNG, Hitachi Vantara… hay mới một năm trở lại đây là sự gia nhập của KBTG - công ty công nghệ đứng sau sự thành công của ngân hàng hàng đầu Thái Lan KBank, càng khiến cuộc chơi thêm nóng. Với một ngành đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài như Fintech, đây là thời điểm tuyệt vời để giới trẻ học hỏi và phát triển nhanh trong sự nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT, Nam Phong đã "bén duyên" với KBTG trong hành trình phát triển sự nghiệp. Quyết định này đến từ lần Nam Phong tham gia các cộng đồng về khởi nghiệp (startup) với bạn bè. Lựa chọn dấn thân vào Fintech, chàng trai Gen Z muốn thử thách bản thân mình. Đây cũng là cơ hội để anh chàng tham gia phát triển các sản phẩm công nghệ mới đến người dùng Việt Nam và thế giới.
Trong bối cảnh Việt Nam được đánh là "ngôi sao" mới của đầu tư trong và ngoài nước, số lượng bạn trẻ chọn Fintech để phát triển sự nghiệp như Nam Phong đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên Fintech là ngành nghề còn khá mới tại Việt Nam, song có rất nhiều bạn trẻ đang có những lầm tưởng khiến bản thân hoang mang. Chúng ta hãy cùng nhau giải mã những suy nghĩ "trật lất" về ngành này nhé!
Các sinh viên IT thường sẽ mạnh về các kỹ năng chuyên môn công nghệ hơn là kiến thức chuyên sâu cũng như tư duy về tài chính. Do vậy, việc lập trình ứng dụng cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính/ ngân hàng sẽ gặp nhiều trở ngại. Nhưng đó không phải vấn đề khó nhằn để vượt qua nếu các bạn sẵn sàng học hỏi với tinh thần cầu tiến để tiếp nhận những kiến thức mới về ngành.
Đa số các công ty coi trọng cách tiếp cận đa ngành và ưu tiên tìm kiếm nhân có sự kết hợp giữa kỹ năng và kiến thức về cả tài chính lẫn công nghệ. Bên cạnh việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết về lĩnh vực Fintech trước khi dấn thân vào ngành thì khi làm việc tại môi trường làm việc quốc tế như KBTG, bạn sẽ được trang bị sâu hơn những kiến thức chuyên môn liên quan, trong đó có tài chính.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã góp phần đẩy mạnh sự hữu dụng của các phần mềm, ứng dụng vào đời sống, đồng thời tạo đà cho chính sách đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Đây được xem là cơ hội cho các ngân hàng số hay các công ty Fintech. Nắm bắt điều này, K PLUS Việt Nam, ứng dụng ngân hàng di động của KBank và KBTG, đã phát triển thị trường ngách như ví gia đình, ví thành viên để mở rộng tệp khách hàng. Điều này cho thấy, mảng giải pháp thanh toán tại Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Không dừng lại ở app thanh toán hay ví điện tử, các sản phẩm Fintech ngày càng đa dạng, từ đầu tư, tiết kiệm, gọi vốn cộng đồng, cho vay ngân hàng đến bảo hiểm,... thật không ngoa khi nói rằng Việt Nam chính là "vùng đất màu mỡ" mang tới cơ hội tiềm năng cho các công ty công nghệ tài chính như KBTG, đồng thời lý giải phần nào về lầm tưởng của giới trẻ rằng "Fintech chỉ có thanh toán không dùng tiền mặt là được".
Mạng lưới Fintech tại Việt Nam đang dần mở rộng và nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành này là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, để phát triển tốt trong ngành Fintech, ngoài những kỹ năng liên quan đến các mô hình hóa dữ liệu, machine learning, deep learning, Python, SQL,... các bạn cũng cần những cần kiến thức về tài chính để hiểu báo cáo tài chính, kinh tế, vĩ mô,...phục vụ cho việc coding, đưa ra các đánh giá tổng quát.
Khi làm việc tại môi trường quốc tế, chẳng hạn như KBTG, giới trẻ sẽ được trao dồi và thử sức với nhiều dự án khác nhau. Từ đó, bạn có thể phát triển đa dạng các kỹ năng, từ thuyết trình, lên kế hoạch đến những kỹ năng chuyên môn về AI, blockchain, chuỗi cung ứng và phương pháp mã hóa. Ngoài ra, bạn cũng được nâng cấp kiến thức tài chính qua các khóa học ngắn hạn và trình độ ngoại ngữ của bản thân khi làm việc tại công ty đa quốc gia.
Là ngành học với độ "hot" cao nhưng vẫn luôn bị "mang tiếng oan". Nhắc đến Công nghệ tài chính là nhắc đến "khô khan", "nhạt", "ít giao tiếp", "hướng nội". Nhiều ý kiến cho rằng ngành Fintech không hề phù hợp với những bạn trẻ năng động bởi tính chất và đặc thù công việc thường được nhận xét là nhàm chán, cứng nhắc, thậm chí là rất căng thẳng khi phải nhìn suốt vào màn hình máy tính với hàng tá deadline về code và không được trao đổi với ai.
Nhưng, mọi nhân viên khi làm việc ở KBTG, bất kể ở cấp độ nào, đều được trao quyền sáng tạo và đóng góp cho các dự án. Triết lý "One KBTG" được công ty đưa vào từng dự án, từng hoạt động nội bộ như cách để thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của mỗi nhân viên. Nó được xây dựng dựa trên các yếu tố hướng đến sự tiến bộ không ngừng, định vị giá trị của mỗi cá nhân nhưng vẫn là một phần không thể tách rời tập thể: ONE Step Ahead (Đột phá sáng tạo vượt giới hạn); ONE Goal (Xây dựng mục tiêu cá nhân hướng đến mục tiêu chung); ONE Team (Một người vì mọi người) và Number ONE (Luôn nỗ lực vì kết quả tốt nhất và tốt hơn nữa).
4 năm liên tiếp được vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" (Best Company to Work For in Asia), giải thưởng do HR Asia bình chọn, có lẽ là minh chứng giá trị nhất cho quá trình KBTG nỗ lực mang đến môi trường làm việc chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp mà vẫn thân thiện, thoải mái.
Kinh nghiệm làm việc tại một trong những công ty hàng đầu như KBTG không chỉ có giá trị trong ngành mà còn mang đến cho các bạn trẻ cơ hội "đi tắt đón đầu" nhiều công nghệ mới, đặc biệt là tại thị trường giàu tiềm năng và tăng trưởng "nóng" như Việt Nam.