4 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi dạy trẻ bướng bỉnh

Minh Nhật | 23-11-2022 - 10:00 AM

(Tổ Quốc) - Khi con ương bướng, nói "không" với tất cả mọi thứ cha mẹ yêu cầu, lúc này phụ huynh rất tức giận và muốn dạy dỗ trẻ. Tuy nhiên, nếu mắc 4 sai lầm này, việc dạy con của bạn sẽ trở nên vô ích.

Đôi khi, phụ huynh có thể gặp nhiều khó khăn khi nuôi dạy một đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Con nói "không" và chống lại tất cả những yêu cầu của cha mẹ. Thậm chí chúng còn có những hành động nổi loạn như cãi lại, hét lên, ném đồ... Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bố mẹ phản ứng mà không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực.

Dưới đây là 4 sai lầm cha mẹ nên tránh khi đối phó với những lúc con không nghe lời:

1. Cha mẹ đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn, chỉ tay vào mặt trẻ

Có một sự thật các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, cha mẹ đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn trẻ là những tư thế không tốt để giải tỏa cảm xúc tiêu cực của con. Đặc biệt là phụ huynh còn kèm theo những lời dọa nạt, giơ tay hăm dọa, hoặc chỉ tay vào mặt trẻ.

Lời khuyên cho cha mẹ là nên ngồi xuống ngang tầm mắt của con, nhìn thẳng vào mắt trẻ và nói chuyện. Như thế năng lượng của cơn giận sẽ bị triệt tiêu và trẻ sẽ lắng nghe hơn. Đây là yếu tố then chốt để dạy con bướng bỉnh hiệu quả. Bởi khi ngồi xuống ngang bằng với con, cha mẹ và bé đã sẵn sàng cho 1 cuộc đối thoại. Khi phụ huynh ngồi xuống thấp ngang tầm mắt bé, cha mẹ có thể đọc được cảm xúc trên khuôn mặt trẻ và ngược lại giúp trẻ làm quen với việc đọc cảm xúc trên khuôn mặt bạn. Sự ngang bằng về vị trí đứng khi đối thoại sẽ giúp con cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe và con cái sẽ không thấy cha mẹ "khổng lồ" xa lạ trong mắt mình.

4 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi dạy trẻ bướng bỉnh - Ảnh 1.

2. Cha mẹ la mắng, thậm chí đánh trẻ nhiều hơn khi con bịt tai, chống nạnh, đánh trả lại...

Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ có biểu hiện chống lại những điều cha mẹ nói một cách gay gắt nghĩa là đã đến lúc cuộc trò chuyện hay tranh luận nên dừng lại. Bởi vì 2 quan điểm không thể dung hòa. Do đó, khi gặp tình huống này, đã đến lúc bạn cần cho trẻ 1 khoảng thời gian suy ngẫm, hãy ngừng tranh luận, giữ khuôn mặt nghiêm và đừng quan tâm đến hành vi của trẻ. Bạn có thể yêu cầu/bế trẻ vào khu vực yên tĩnh để bé bình tĩnh lại, hoặc đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ.

3. Cha mẹ luôn đi sau dọn dẹp những thứ do sự tức giận của con gây ra

Trẻ nhỏ có hành vi ném đồ vật khi tức giận thường xảy ra do nhận thức trẻ chưa đủ phát triển để hiểu. Tuy nhiên nếu cha mẹ cứ đi sau nhặt lại đồ của trẻ, kể cả thức ăn con ném đi thì con sẽ không thể nào nhận ra hành vi đó của mình là sai trái. Chúng sẽ mặc nhiên coi việc người khác thu dọn cho mình là bình thường. Trẻ học được điều này, và mỗi lần giận thì lại ném để mẹ nhặt lên.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cha mẹ không nên làm gì lúc đó cả. Hãy cứ đợi cho đến khi trẻ bình tĩnh, sau đó hãy yêu cầu con tự nhặt lại đồ của mình bày bừa ra.

4 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi dạy trẻ bướng bỉnh - Ảnh 2.

4. Bế con dậy khi trẻ nằm ăn vạ

Khi trẻ lăn ra ăn vạ, bố mẹ thường nhanh chóng bế trẻ lên dỗ dành. Việc này đã vô tình biến cha mẹ trở thành người thua cuộc trong cuộc chiến dạy con này. Justin Baldoin - diễn viên, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ từng có cách hành xử rất khác khi con gái ăn vạ. Thay vì hành động như những người bố người mẹ khác là bế cô con gái của mình lên và đi ra ngoài thật nhanh để tránh những ánh mắt dòm ngó của mọi người, thì anh chọn đứng yên chờ cho đến khi cô bé khóc xong, để cảm xúc của con gái được giải tỏa hết. Nam diễn viên nói rằng điều này là anh học được từ người bố của mình: "Khi tôi còn nhỏ, bố vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi tôi bình tĩnh và vượt qua những cảm xúc tức giận của mình. Điều quan trọng là bố luôn quan tâm đến cảm xúc của tôi chứ không phải hành động đó làm bố xấu hổ".

Các chuyên gia khuyên cha mẹ: Đừng cố kéo trẻ lên khi chúng muốn ném cơn giận của bản thân xuống sàn nhà; vì khi bạn làm vậy trẻ thực sự phản ứng rất mạnh mẽ và cơn giận sẽ vẫn cháy âm ỉ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Marketing - ngành học chưa bao giờ hạ nhiệt

Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận Marketing để định vị chỗ đứng trên thị trường kinh doanh và kết nối khách hàng rộng rãi. Một nhãn hàng mỹ phẩm mới ra mắt hay một thương hiệu trà sữa muốn giới thiệu món uống mới thành công đều cần từng bước phân tích đến xây dựng chiến lược khéo léo, sáng tạo.