Bối cảnh - Làng Phan Thị và văn hóa làng xã thời Hậu Lê được tái hiện trong "Trạng Tí"
Lấy bối cảnh thời Hậu Lê - Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã chọn Ninh Bình nơi cố đô sơn thủy hữu tình có đầy đủ các thắng cảnh từ sông, núi, hang động, đình chùa,… để tái hiện lại làng Phan Thị và không gian văn hóa làng xã Việt Nam xưa.
Được biết, đây là tác phẩm có kinh phí cao nhất trong các bộ phim của Ngô Thanh Vân từng sản xuất, làng Phan Thị được xử lý tỉ mỉ từ màu sắc, cây cối, mái nhà để ngôi làng hiện rõ phong cách làng xóm, gần gũi với cây đa, giếng nước, sân đình và không gian sinh hoạt cộng đồng ấm cúng. Nhìn một cách khách quan, Trạng Tí có sự đầu tư nghiêm túc, thực sự công phu và chỉn chu để cái hồn văn hoá dân gian Việt Nam luôn hiện hữu trong từng góc quay.
Nội dung mang đậm tính nhân văn
Trạng Tí là hành trình khám phá bí ẩn về cha Tí cùng bộ tứ Tí - Sửu - Dần - Mẹo sau nhiều lần Tí bị bạn bè trêu chọc và khinh thường. Thông qua hành trình tìm cha của Tí Sún là những giá trị nhân văn về tình cảm gia đình, tình anh em bạn bè và mở rộng ra hơn là tình làng nghĩa xóm. Giúp người xem có thể nhìn nhận lại chính mình, thấu hiểu hơn về sự hy sinh thầm lặng của người mẹ và là lời khuyên hữu ích dành cho các bạn trẻ hãy bỏ ngoài tai những lời gièm pha của thiên hạ, gia đình vẫn là nơi để chúng ta tự hào.
Đặc biết với khắc hoạ hình tượng thần Hổ - vị thần cai quản kho tàng tri thức nhân loại tri thức, cho thấy tri thức và trí tuệ mới chính là tài sản vô giá đích thực. Ngoài ra, những màn đối thoại ngây ngô đến từ bốn nhân vật với bốn tính cách ngỡ khác biệt mà nâng đỡ lẫn nhau, Tí Sún - Dần Béo - Sửu Ẹo - Cả Mẹo đã mang lại nhiều tình tiết hấp dẫn và tiếng cười đến cả đối tượng khán giả trưởng thành.
Diễn xuất tự nhiên "Nhỏ nhưng có võ"
Mặc dù còn khá nhỏ tuổi, ít kinh nghiệm nhưng diễn xuất của dàn cast nhí trong phim là một điểm cộng. Cách đài từ tự nhiên, lời thoại mang tính giáo dục và tạo hình nhân vật vừa tự nhiên trong sáng nhưng không kém phần lanh lợi, những diễn viên nhí đã thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh nhân vật vào tâm trí người xem. Bên cạnh đó, phim còn có sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội như Trung Dân, Phi Phụng, NSƯT Quang Thắng, Lê Huỳnh, Hiếu Hiền, Oanh Kiều, Xuân Nghị, Hoàng Phi,… Nhìn chung, ekip Trạng Tí có thể cảm thấy may mắn và tự hào khi có dàn diễn viên ấn tượng, góp phần tạo nên thành công về mặt chất lượng của bộ phim.
Hình ảnh và kỹ xảo trong phim là một điểm nhấn
Với hình ảnh núi rừng hùng vĩ, sông nước hữu tình, cánh đồng lúa chín vàng Tí Sún xuất hiện cùng sự hồn nhiên, trong sáng nhưng không kém phần thông minh, lém lỉnh tạo ra sự uyển chuyển trong từng chuyển động và khắc họa biểu cảm nhân vật. Kỹ xảo của phim Trạng Tí khá mượt mà và bắt mắt tuy phim có rất ích những cảnh hành động nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo về phần lực và đòn thế, tạo nên cảm giác cuốn hút giúp người xem không bị lạc quẻ. Ngoài ra, những thước phim về bối cảnh và nhân vật giả tưởng được thêm thắc kỹ xảo khéo léo mang lại không khí cổ xưa nhưng vẫn huyền bí đẹp mộng mơ qua từng phân cảnh, đây có thể là một trong những điểm nhấn của phim và cho thấy sự nâng tầm rõ rệt về kỹ xảo làm phim Việt Nam.
Nguồn ảnh: Tổng hợp