1. Giao tiếp bằng mắt
Nghiên cứu của Atsushi Senju - Trung tâm Phát triển Trí não và Nhận thức, Birkbeck, Đại học London, Malet Street, London đã chỉ ra: trong những năm đầu tiên, giao tiếp bằng mắt điều chỉnh khả năng học hỏi của trẻ sơ sinh và mức độ kích hoạt vỏ não. Đứa trẻ giao tiếp bằng mắt càng nhiều, thì càng nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh.
Một số nghiên cứu khác cũng cho biết, giao tiếp bằng mắt kích thích vỏ não thị giác, vỏ não trung gian trước trán, giúp điều khiển cơ miệng hoạt động.
Do đó, muốn bé nhanh nói, mẹ có thể thực hiện các trò chơi tăng giao tiếp bằng mắt cho bé như sau:
- Đáp lại khi gọi tên: mẹ cúi người để tầm mắt mẹ ngang với tầm mắt bé, gọi tên bé. Khi bé nhìn vào mắt mẹ thì mẹ khen bé và cho bé đồ chơi. Tiếp tục nâng cấp độ lên để kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé.
- Nếu bé không quay lại, hãy chạm vào mũi bé để bé nhìn mẹ, sau đó mỉm cười.
2. Sử dụng ngón trỏ
Một nghiên cứu năm 2014 về vai trò của cử chỉ trong việc học và tạo ngôn ngữ đã cho thấy: Cử chỉ đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các khối thông tin vào não. Và là cơ sở để xây dựng ngôn ngữ và các kỹ năng nhận thức khác.
Mẹ có thể hàng ngày rèn cho con kỹ năng này thông qua những trò chơi quen thuộc như:
- Chi chi chành chành.
- Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng,…và dạy trẻ dùng ngón tay trỏ biểu đạt thứ mình muốn. Ví dụ: Mẹ hỏi ba đâu? Trẻ: (có thể không nói) nhưng chỉ vào ba.
3. Bắt chước
Không chỉ có giao tiếp bằng mắt và sử dụng ngón trỏ, khả năng bắt chước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 1 cơ chế quan trọng để học hỏi xã hội, và là kỹ năng tiền đề cho việc học ngôn ngữ của trẻ.
Mẹ có thể dạy bé kỹ năng này theo từng tháng tuối:
- Với trẻ từ 1 đến 3 tháng: nên dạy bé bắt chước các kiểu khuôn mặt và âm thanh khác nhau
Ví dụ mặt vui là ha, mặt buồn là hu, mặt nhăn là hị …
- Bé 7-12 tháng tuổi: nên dạy bé bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.
Đồng thời dạy bé bé bắt chước tiếng kêu của các con vật: meo meo, vít vít....
- Bé 13 đến 18 tháng tuổi: có thể dạy bé bắt chước tác động với đồ vật: ví dụ: ôm mèo, vuốt lưng mèo, thơm mèo bông…
- Bé từ 18 đến 24 tháng tuổi: nên dạy trẻ bắt chước có ý thức phân biệt.
Ví dụ Cái muỗng bỏ vào tô. Bút màu bỏ vào hộp,…
4. Bổ sung Omega 3 – giúp não bộ phối hợp ghi nhớ, bắt chước và phát âm
Cuối cùng, nên nhớ rằng, sự sản xuất tiếng nói là kết quả của hàng loạt kích thích và dẫn truyền thần kinh từ não đến các cơ quan đích để giúp trẻ ghi nhớ, đáp ứng và phát ra ngôn ngữ. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Omega 3 và Omega 6 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng cho các kết nối thần kinh này hoạt động hiệu quả.
TS. Kirby cùng cộng sự tại ĐH South Wales, Anh đã xem xét 29 thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em và khẳng định chế độ ăn giàu chất béo này giúp hỗ trợ khả năng đọc, nói, đánh vần, nhận thức của trẻ, giúp não bộ phối hợp ghi nhớ, bắt chước và vận động tốt hơn.
Tuy nhiên, Omega 3 là chất cơ thể không tự tổng hợp được, mà phải bổ sung từ bên ngoài. Nguồn chất béo này có nhiều trong thực vật như hạt lý chua đen, hoặc động vật như cá hồi, cá thu, cá biển sâu.
Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi được khuyên nên duy trì khoảng 180g thịt cá đã nấu chín/ngày. Nếu không ăn đủ lượng trên, có thể sử dụng Omega dạng lỏng dễ hấp thụ như dòng Fitobimbi Omega Junior được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy.
Fitobimbi Omega Junior được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật, giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tốt cho mắt, dùng được cho bé từ 1 ngày tuổi. Đặc biệt, sản phẩm hoàn toàn không có mùi tanh như các loại dầu cá khác trên thị trường.
Điểm nổi bật, Fitobimbi Omega Junior chứa tỷ lệ Omega 6/Omega 3 là 4:1 – TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết tỷ lệ này là lí tưởng cho sự hấp thu vào não.
Đến nay, Fitobimbi Omega Junior đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và giúp hàng triệu trẻ em từ 0 – 12 tuổi trên toàn thế giới phát triển toàn diện về trí tuệ.
Các thông tin chi tiết ba mẹ có thế tham khảo thêm tại:
Website: https://www.fitobimbi.vn/san-pham/omega-junior hoặc https://omegajunior.vn/ Fanpage: Fitobimbi (có tích xanh).
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800 8070