4 dấu hiệu của cơ thể vào buổi sáng chứng tỏ huyết áp đang tăng cao, cần làm 3 việc sau bữa ăn để có thể ổn định huyết áp

ĐỖ ĐỖ | 06-08-2021 - 11:55 AM

(Tổ Quốc) - Buổi sáng thường là thời điểm mà huyết áp có nhiều biến động nhất. Do đó, sau khi ngủ dậy, nếu cơ thể bạn xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây thì cần cảnh giác.

Hiện nay, cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm và có số người mắc rất cao. Khi bạn vừa bị cao huyết áp lại vừa có sẵn các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh thận… thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và tử vong.

Buổi sáng thường là thời điểm mà huyết áp có nhiều biến động nhất. Do đó, sau khi ngủ dậy, nếu cơ thể bạn xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây thì cần cảnh giác về nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.

1. Đau đầu

Huyết áp tăng cao khiến mạch máu giãn nở và hình thành các cơn co lại bất thường. Đồng thời, mạch máu não thay đổi sẽ gây áp lực của dòng máu lên thành mạch, gây đau đớn ở vùng đầu.

Tình trạng này biểu hiện rõ rệt vào sáng sớm. Sau khi ăn sáng và rửa mặt, các cơn đau đầu sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Trường hợp nặng, đau đầu sẽ kết hợp với cảm giác buồn nôn và nôn.

khong-ngu-trua-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-202011091312554926.jpeg

2. Ù tai

Ù tai là triệu chứng điển hình của bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là do ở vùng tai người, mạch máu tập trung dày đặc. Khi huyết áp tăng cao, mạch máu trong tai không được cung cấp đủ máu sẽ gây hiện tượng ù tai.

3. Chóng mặt

Vào 6 – 9 giờ sáng, huyết áp dao động dẫn đến chóng mặt do thiếu oxy lên não. Do đó, đỉnh huyết áp đầu tiên trong ngày cũng thường rơi vào thời điểm này.

Người bệnh huyết áp cao nếu thức dậy vào khoảng thời gian này sẽ có cảm giác chóng mặt. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tránh thức dậy quá nhanh, mà nên nằm trên giường thêm 3-5 phút để không làm tăng huyết áp.

ngu-trua_nkzp.jpeg

4. Tê tay chân

Thiếu máu cục bộ và thiếu oxy là nguyên nhân khởi phát của chứng tê tay chân. Vào sáng sớm, máu ở tay và chân thường lưu thông kém do đó tình trạng tê tay chân sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Một cách giải thích khác cho chứng tê tay chân vào sáng sớm, đó là trong quá trình ngủ vào ban đêm, huyết áp tăng cao kết hợp với tư thế nằm ngủ sai cách, từ đó gây tê ở vùng tay và chân.

Sau bữa ăn tối, thực hiện ngay 3 việc này sẽ làm tăng huyết áp

- Tập thể dục khi đang no bụng

Huyết áp của con người thường đạt đỉnh ngay sau mỗi bữa ăn. Do đó, sau khi dùng bữa, nếu cơ thể không kịp nghỉ ngơi mà đã tham gia vào các bài tập vận động mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng huyết áp và hình thành nhiều bệnh mãn tính.

Đặc biệt, bệnh nhân cao huyết áp, đau thắt lưng, nhồi máu cơ tim… tránh tập thể dục sau khi ăn vì sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng nhồi máu cơ tim, tác động tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

- Tắm

Khi tắm, mao mạch toàn thân giãn nở, máu dồn về mao mạch. Nếu lúc này dạ dày, ruột đang tiêu hóa thức ăn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, làm suy giảm chức năng tiêu hóa, gây khó tiêu và tạo ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.

tam-1112.jpeg

- Hút thuốc lá

Thuốc lá được cảnh báo có hại cho sức khỏe tim mạch, nhất là hút thuốc lá sau bữa ăn tối lại càng có hại cho mạch máu. Vào ban đêm, tốc độ lưu thông máu chậm trong khi mạch máu tăng gấp đôi, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Muốn hạ huyết áp, hãy tuân thủ 3 điều này sau bữa ăn

1. Tập thể dục điều độ 30 phút sau ăn

Nhiều người có thói quen dùng bữa xong sẽ ngồi chơi điện thoại, xem tivi hay đọc sách báo. Thực tế, nếu cơ thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài sau khi ăn sẽ khiến tuần hoàn máu chậm lại và tăng độ nhớt, gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, đối với một số thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, nếu cơ thể không được vận động vừa phải sẽ tạo gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày.

Vậy nên, sau khi ăn khoảng 30 phút, bạn nên tập thêm một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ để có lợi cho sức khỏe nhé!

5e0bbd4b85b44fbf8e136b6c2632703d.jpeg

2. Uống trà hoa cúc

Các loại nước uống lành mạnh như trà hoa cúc, đóng vai trò lớn trong việc làm loãng máu, đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, trà hoa cúc chứa nhiều nguyên tố vi lượng như selen, axit amin, stachydrine và các nguyên tố khác, có công dụng cản trở sự phát triển của bệnh cao huyết áp.

20210531035204512.jpeg

Cụ thể, nguyên tố vi lượng selen là dưỡng chất không thể thiếu để sửa chữa thành mạch máu, giảm sự tích tụ độc tố trong máu, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa. Các axit amin làm suy giảm sự xuất hiện của các chất vón cục trong máu – chất này thường bám vào thành mạch máu gây xơ cứng mạch máu và giảm áp lực cho mạch máu. Ngoài ra, thành phần stachydrine trong trà hoa cúc có khả năng làm giảm tiết hormone co mạch, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, đẩy nhanh quá trình thải lipid ra khỏi mạch máu.

Do đó, trà hoa cúc là thức uống phù hợp cho sức khỏe bệnh nhân cao huyết áp, giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh và bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, những bông hoa cúc dưới tác dụng phân hủy của nước nóng tạo thành nhiều dưỡng chất có lợi, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.

3. Ăn trái cây

Các loại trái cây tươi chứa nhiều kali, nên giúp giảm ảnh hưởng của natri đối với huyết áp. Sau bữa ăn tối, mọi người nên ăn trái cây tươi để ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, trái cây cũng là thực phẩm giàu vitamin và chất xơ – những chất này thúc đẩy quá trình bài tiết lipid trong cơ thể, tăng cường sức khỏe của các mao mạch.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM