4 CÔNG THỨC VÀNG dành cho người có đường huyết hay 'tăng vọt': Tuân thủ đúng, đủ, lượng đường trong máu nhanh chóng ổn định, sức khỏe được nâng cao

Hoài Linh | 03-01-2022 - 23:25 PM

(Tổ Quốc) - Đường huyết tăng cao là vấn đề đáng báo động của sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý. Nếu trên cơ thể có ‘3 dấu hiệu đáng báo động’ này thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng lợi!

Tất cả mọi người đều mong muốn các chỉ số khác nhau trên cơ thể đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là lượng đường huyết, huyết áp và lipit trong máu luôn duy trì ổn định.

Tuy nhiên, do một số thói quen xấu trong cuộc sống khiến cho một số người bị đường huyết cao. Nếu mức đường huyết của cơ thể cao hơn 126 mg/dL, điều này có nghĩa là bản thân đã bị mắc bệnh tiểu đường.

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể chúng ta sẽ không ‘thờ ơ’ mà sẽ có phản ứng để gửi tín hiệu báo động đến cơ thể. Nếu có 3 dấu hiệu dưới đây đồng nghĩa rằng lượng đường huyết có thể đang tăng cao, bạn nhất định không được ngó lơ.

1. Thị lực suy giảm

Thị lực của giới trẻ hiện nay đang có dấu hiệu suy giảm dần, ngày càng có nhiều người đeo kính cận thị. Ngay cả khi không bị cận, do thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm điện tử, xem điện thoại, chơi game nên mắt thường bị khô, ngứa và mỏi.

4 CÔNG THỨC VÀNG dành cho người có đường huyết hay tăng vọt : Tuân thủ đúng, đủ, lượng đường trong máu nhanh chóng ổn định, sức khỏe được nâng cao - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Tuy nhiên, nếu mắt bị mờ cần thận trọng chú ý. Đối với một số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, sự gia tăng lượng đường trong máu có thể gây hại cho sức khỏe của đôi mắt ở một mức độ nhất định. Lượng đường huyết cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

Mức độ nhẹ, mắt sẽ báo hiệu qua các bệnh lý thường xuyên về mắt như mờ mắt, viêm mi, giảm thị lực. Mức độ nặng hơn là đục thủy tinh thể và mù lòa.

2. Mụn rộp trên tay

Hầu hết mọi người đều cho rằng các nốt mụn rộp giống như mụn nước trên tay là biệu hiện của các bệnh lý về da. Ít ai nghĩa rằng, đây là một dấu hiệu đáng báo động của lượng đường huyết tăng cao.

Trên thực tế, lượng đường trong máu quá cao sẽ phá hủy làn da khỏe mạnh, gây khó chịu cho da. Đôi khi, chỉ cảm thấy ngứa da, nhưng thường xuyên hơn, trên da tay sẽ xuất hiện các hạt mụn rộp rõ ràng.

3. Tê bàn ​​chân

So với các bộ phận khác trên cơ thể, khoảng cách từ bàn chân đến trái tim con người là xa nhất. Chính vì vậy, máu và chất dinh dưỡng khó có thể vận chuyển kịp thời đến đây.

Nếu đường huyết trong cơ thể tiếp tục tăng cao, bàn chân sẽ khó có thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Do vậy, lâu ngày các dây thần kinh và cơ trên bàn chân bị tổn thương, sẽ teo đi dễ xảy ra hiện tượng tê bì.

Do đó, hãy cảnh giác với tình trạng bàn chân thường xuyên bị tê. Đây chính là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết không ổn định.

4 CÔNG THỨC VÀNG dành cho người có đường huyết hay tăng vọt : Tuân thủ đúng, đủ, lượng đường trong máu nhanh chóng ổn định, sức khỏe được nâng cao - Ảnh 2.

Đảm bảo thực hiện ‘4 CÔNG THỨC VÀNG’ sau để ổn định lượng đường trong máu


1. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng

Để kiểm soát lượng đường trong máu, một số người sẽ lựa chọn ‘ăn chay thuần’ để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Họ cho rằng đây là cách tốt nhất và hợp lý nhất để kiểm soát được đường huyết trong cơ thể. Nhưng trên thực tế, một chế độ ăn chay thuần trong một thời gian dài có thể làm tổn hại đến đường huyết.

Nguyên nhân là do người ăn chay thiếu nhiều chất dinh dưỡng khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, sức đề kháng ngày càng yếu.

Trong chế độ ăn uống, nguyên tắc chính cần duy trì là "ĐIỀU ĐỘ". Lời khuyên là nên duy trì chế độ ăn nhạt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có lợi cho việc cân bằng đường huyết.

2. Uống nhiều nước

Đối với những người có lượng đường trong máu cao, uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời lượng đường huyết sẽ thoát ra ngoài cơ thể qua con đường này. Do đó, tình trạng đường huyết cao đương nhiên sẽ được cải thiện.

Vì vậy, cần uống nước đầy đủ, khoa học, không nên đợi đến lúc khát mới uống nước. Điều này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của bạn. Khi cơ thể đã mất nước trầm trọng, dù bổ sung ngay lập tức thì hiệu quả cũng không tốt.

4 CÔNG THỨC VÀNG dành cho người có đường huyết hay tăng vọt : Tuân thủ đúng, đủ, lượng đường trong máu nhanh chóng ổn định, sức khỏe được nâng cao - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Nếu bạn không thích uống nước trắng, bạn có thể uống trà thường xuyên, đặc biệt là trà Nấm Chaga (Inonotus Obquus). Theo nghiên cứu, nấm chaga được triết xuất thành trà, có khả năng chống viêm, giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp, giảm viêm khớp, thậm chí ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của ung thư.

3. Giữ ấm cho đôi chân

Khi trời lạnh, nếu không có các phương pháp giữ ấm tốt, các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là đôi chân dễ bị nhiễm lạnh, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Đối với người bị bệnh tiểu đường cần chú ý giữ ấm bàn chân, vì nếu bàn chân bị lạnh có thể khiến máu lưu thông kém, gây tổn thương dây thần kinh. Các biến chứng lên bàn chân của bệnh tiểu đường tương đối dễ xảy ra, do đó, việc giữ ấm bàn chân kịp thời đã trở thành điều cần thiết.

Người có đường huyết cao nên đi tất rộng rãi, ấm áp, thoải mái và thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ. Nếu mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn ở chân thì phải nhanh chóng điều trị.

4. Cấp thuốc đúng giờ và đủ số lượng

Một số người bị đường huyết cao không điều trị theo cơ sở khoa học. Họ mù quáng làm theo một số phương pháp quảng cáo không đáng tin cậy. Do vậy, tiền mất tật mang, lượng đường trong máu không giảm mà lại còn tăng cao.

Cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc hạ đường huyết đúng giờ, đủ liều lượng, đồng thời thực hiện những thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống và sinh hoạt thì mục tiêu kiểm soát đường huyết mới thực sự đạt được.

Ngoài ra, những người có lượng đường trong máu cao nên đảm bảo 1 ĐỘNG – 1 TĨNH

4 CÔNG THỨC VÀNG dành cho người có đường huyết hay tăng vọt : Tuân thủ đúng, đủ, lượng đường trong máu nhanh chóng ổn định, sức khỏe được nâng cao - Ảnh 4.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

1 ĐỘNG: Tập thể dục

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để cải thiện lượng đường trong máu, ngoài ra, hoạt động này cũng có thể đóng một vai trò trong việc rèn luyện thể chất.

Phương pháp tập luyện phù hợp nhất cho người có lượng đường trong máu cao là tập aerobic. Người bệnh nên tập luyện với cường độ vừa phải, không quá sức. Đồng thời phải chú ý lựa chọn bài tập aerobic phù hợp với bản thân để duy trì tập luyện lâu dài.

1 TĨNH: Ngủ

Việc rối loạn giấc ngủ cản trở sự ổn định của lượng đường trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao và mất kiểm soát. Mỗi người cần cải thiện giấc ngủ, đi ngủ sớm, dậy sớm kết hợp với sinh hoạt điều độ thì cơ thể sẽ giảm bớt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Một động, một tĩnh, phối hợp cả hai tốt, "đường huyết" đương nhiên ổn định bình thường.

(Theo Aboluowang)

4 CÔNG THỨC VÀNG dành cho người có đường huyết hay tăng vọt : Tuân thủ đúng, đủ, lượng đường trong máu nhanh chóng ổn định, sức khỏe được nâng cao - Ảnh 5.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.