1. Khoai tây/ củ sen và cơm
Khoai tây xào hay khoai tây chiên trong bữa ăn là một món ăn phổ biến. Tuy nhiên, do thành phần chính của khoai tây là tinh bột, cộng thêm việc chiên xào chứa nhiều dầu mỡ sẽ tăng gấp đôi lượng calo. Chính vì vậy, không nên dùng món này cùng cơm vì việc này tương đương với việc cùng lúc ăn hai loại thực phẩm chính.
Nếu vẫn muốn ăn khoai tây xào, nên giảm lượng 2/3 khoai tây có thể thêm vào đó những loại rau củ khác như ớt chuông, cà rốt và các loại thịt để có thể giảm lượng tinh bột, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cũng như có thể làm tăng hương vị của món ăn.
Tương tự khoai tây, củ sen dù là một loại thực phẩm có nguồn gốc thuỷ sinh nhưng không phải rau mà vẫn có lượng tinh bột cao, thậm chí cao hơn khoai mỡ, ăn nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng một cách đột biến. Chính vì vậy, nếu lượng lớn củ sen trong bữa ăn thì nên giảm lượng cơm để cân bằng dinh dưỡng, tránh nạp quá nhiều tinh bột.
2. Xúc xích và mì ăn liền
Xúc xích và mì ăn liền chứa một lượng muối lớn. Trung bình trong một chiếc xúc xích 65 gram chứa khoảng 1,6 gam muối, chiếm 32% lượng muối được WHO khuyến nghị sử dụng hàng ngày là 5 gram. Thêm vào đó, hàm lượng muối trong một gói mì ăn liền trung bình đạt 4,2 gram, tương đương với 84% lượng muối được khuyến nghị sử dụng. Chính vì vậy, chỉ một bữa ăn với mì gói và xúc xích đã vượt quá lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày.
Khi lượng muối nạp vào quá nhiều gây bất lợi cho mạch máu, khiến huyết áp tăng cao. Ngoài ra cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu canxi, dẫn đến vấn đề về xương khớp.
Chuyên gia dinh dưỡng Thái Hồng Lâm thuộc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Liên minh Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) cho biết không nên ăn mì ăn liền cùng những thực phẩm có hàm lượng muối cao như xúc xích, thịt giăm bông... Cùng với đó, nên cho ít gói muối gia vị có sẵn trong mì. Tốt nhất nên bổ sung thêm các loại rau giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm lượng natri tiêu thụ.
3. Bia và hải sản
Bia và hải mang đến hương vị khá tuyệt. Tuy nhiên, hầu hết hải sản đều là thực phẩm có hàm lượng purine cao và bia cũng là loại đồ uống có hàm lượng purine cao nhất trong số các đồ uống có cồn.
Sau khi uống nhiều bia, ngoài việc khiến lipid trong máu tăng cao còn có thể làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu. Khi ăn nhiều hải sản và uống bia, rượu sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ axit lactic do thức ăn tạo ra trong cơ thể và có thể gây ra các cơn gút cấp tính.
Nếu mức axit uric trong cơ thể vốn ở mức cao, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ hải sản và nội tạng động vật. Tất nhiên, nếu chỉ số axit uric không cao hơn nhiều so với giá trị bình thường và không có đợt tấn công của bệnh gút thì vẫn có thể ăn các loại hải sản nhưng cũng không nên ăn quá thường xuyên, đặc biệt không nên uống cùng bia rượu.
4. Lẩu và nước đá
Uống nước đá khi ăn lẩu là thói quen của nhiều người và có thể mang đến cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình gây hại cho hệ tiêu hoá.
Với những người có thể chất suy nhược, chức năng tiêu hóa kém, uống nước đá khi vừa ăn đồ nóng có thể khiến hai luồng khí nóng lạnh đối lập cùng lúc ập đến, kích thích dạ dày, mạch máu cũng như tuyến thượng thận, gây hại cho cơ thể. Đồng thời, người có chức năng tim yếu cũng có nguy cơ tăng huyết áp.
Cùng với đó, sau khi ăn một bữa no cũng không nên uống nước đá bởi vào thời điểm này, toàn bộ lá lách và dạ dày đang hoạt động hết công suất để tiêu thụ và chuyển hoá thực phẩm. Lúc này uống nước đá sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày - vốn là cơ quan nội tạng ưa ấm, làm giảm chức năng tiêu hoá.
Nguồn: Abolouwang