Cách đây ít lâu, một người đàn ông trẻ được đưa vào bệnh viện cấp cứu khẩn cấp. Bệnh nhân có biểu hiện không tỉnh táo, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, tình trạng tương đối nguy kịch.
Sau khi thăm khám, cuối cùng bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Các nhân viên y tế đã mất hơn 2 giờ đồng hồ cấp cứu, cuối cùng mới cứu được tính mạng của bệnh nhân.
Hóa ra người đàn ông này họ Hồ, năm nay 36 tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp. Thường ngày, anh bận rộn công việc nên không hay vận động, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, lipid trong máu cao hơn người thường.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhồi máu cơ tim cấp của anh Hồ bắt nguồn từ một trận cãi vã trong gia đình. Vợ của anh Hồ vốn là một người phụ nữ mạnh mẽ nên thường có ảnh hưởng lớn trong quá trình quyết định mọi việc trong gia đình. Người vợ cũng khá nóng tính nên từ mâu thuẫn ban đầu xung quanh tranh chấp về việc học hành của con cái, cả hai bắt đầu to tiếng với nhau.
Theo ý của người vợ thì cô nhất quyết muốn xin cho con đi du học. Tuy nhiên, các con không muốn phải rời xa gia đình và bạn bè hiện nay. Anh Hồ chủ trương ủng hộ mong muốn, nguyện vọng riêng của các con.
Trong lúc tức giận, người vợ đã gắt lên: “Trẻ con thì biết cái gì? Ông lớn bằng này tuổi rồi mà còn không biết cái gì tốt hơn, phải nghe chúng nó nói nữa à?!”
Anh Hồ cũng rất tức giận, đứng bật dậy, đang định phản bác thì đột nhiên cảm thấy cơn tức ngực ập tới. Ông khó thở và khuỵu xuống, lúc bấy giờ, người vợ mới phát hiện có điều không ổn nên vội vàng gọi cấp cứu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, bác sĩ lắc đầu khuyên nhủ: Những người bị huyết áp cao kỵ nhất là thường xuyên tức giận, nếu không muốn bị đột quỵ thì nên thay đổi ngay!
Tại sao tức giận có thể gây ra đột quỵ?
Ít người biết rằng, cảm xúc cũng là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến đột quỵ. Nguyên nhân gây ra hầu hết các cơn đột quỵ là thiếu máu cục bộ, cục máu đông làm tắc nghẽn việc cung cấp máu giàu oxy lên não. Mà sự tức giận và những cảm xúc tiêu cực có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cục bộ, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Neurology của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ.
Quá trình đông máu và chức năng của các tế bào lót trong mạch máu có thể bị thay đổi khi chịu tác động những đợt căng thẳng tinh thần trong thời gian ngắn. Các sự kiện bất ngờ gây ra thay đổi cảm xúc đột ngột có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu hoặc phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm, cơ quan điều chỉnh các chức năng của cơ thể như nhịp tim hoặc huyết áp.
Qua đó, nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim đều gia tăng nếu không thể kiểm soát cảm xúc của mình.
Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa cảm xúc và đột quỵ mới chỉ được đánh giá tức thời, chưa có các kết luận dài hạn. Do vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra sự tức giận hay những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ trong nhiều năm như thế nào.
4 NÊN để chăm sóc tim mạch, huyết áp
1. Nên thường xuyên vận động
Trong một nghiên cứu về “tác dụng của tập thể dục đối với tim”, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra rằng: Mỗi tuần, dùng 1-2 giờ để tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tim một cách hiệu quả.
Một số chất gây ra bệnh tim như protein liên quan đến chứng viêm có thể gia tăng ở những người ít vận động. Chúng có thể gia tăng nguy cơ hình thành các mảng bám trong mạch máu, làm hẹp hoặc cứng mạch máu.
Các bài tập nhẹ nhàng, thích hợp cho mọi người thực hiện mà vẫn đạt hiệu quả là bơi, đạp xe, đi bộ nhanh...
2. Nên bỏ hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu có hại cho sức khỏe của bạn, nhiều người dù biết rõ nhưng vẫn bị mắc kẹt trong thói quen này và không thể vượt qua.
Họ cần biết rằng, các chất độc hại trong thuốc lá đi vào cơ thể sẽ kích thích mạch máu, gây co mạch, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
Rượu và bia lại gây rối loạn nhịp tim, tăng truyền máu, tăng độ nhớt của máu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu, tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim.
Vì vậy, cần bỏ thuốc lá và uống rượu càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3. Nên học cách nghỉ ngơi điều độ
Mệt mỏi quá mức cũng có thể gây biến động huyết áp, lipid máu và các chỉ số khác. Do đó, có một giấc ngủ sâu, nghỉ ngơi điều độ là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Nên ngủ sâu trước 23 giờ mỗi đêm và đảm bảo giấc ngủ hiệu quả từ 7 đến 8 tiếng, nếu phải thức khuya thì đừng quá 2 giờ sáng.
Trước khi đi ngủ: Tránh xem các video và nội dung hồi hộp, ly kỳ, tránh biến động cảm xúc như tức giận, buồn phiền, kích động... Nên thực hiện một số bài tập thư giãn, chẳng hạn như ngồi thiền, yoga...
4. Nên khám sức khỏe thường xuyên
Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và cũng có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Một số vấn đề như tăng huyết áp nhẹ, đái tháo đường giai đoạn đầu, tăng lipid máu, tăng acid uric máu… sẽ không có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào có thể nhận thấy trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể tầm soát bằng xét nghiệm máu và khám dụng cụ để phát hiện ra.
Người bình thường nên đi khám ít nhất 1 lần / năm, nếu có các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tăng đường huyết thì nên khám định kỳ 1 - 3 tháng/lần theo hướng dẫn của bác sĩ.