Thấy gì từ hiện tượng "30 điểm vẫn trượt đại học"?
Lý giải về sự việc trên, một vị chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục chỉ ra 2 nguyên nhân chính:
Về phía khách quan dễ nhận ra là điểm chuẩn đầu vào một số ngành "hot" của nhiều trường ĐH năm nay tăng "phi mã". Mức điểm tăng từ 2-9 điểm so với năm trước khiến nhiều thí sinh không khỏi "sốc". Ví dụ như ĐH Tài Nguyên & Môi trường ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, năm 2020 lấy 16 điểm, thì năm nay bất ngờ tăng 9 điểm lên 25 điểm.
Và theo cô Đào Thị Phương, giảng viên trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội: "Sự dịch chuyển trong xu hướng lựa chọn vào các trường top, ngành "hot" tăng cao tác động đến mức điểm trúng tuyển. Hơn nữa, các trường ĐH ngày càng đa dạng về phương thức xét tuyển. Rất nhiều trường đã cắt giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là xét tuyển thẳng dùng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc điểm học bạ do đó điểm chuẩn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng mạnh".
Còn theo cô Ngô Thị Nết, giáo viên trường THPT Thanh Miện III (Hải Dương) thì: "Đề thi năm nay ít có câu phân loại học sinh, vì vậy điểm khá và giỏi nhiều. Mặt bằng điểm thi cao, dẫn đến điểm chuẩn cao là điều tiên đoán được".
Về phía chủ quan, việc đăng ký 1 hoặc quá ít nguyện vọng lại rơi vào những ngành hot, cạnh tranh cao cũng một nguyên do. Mặt khác, việc thiếu đa dạng trong phương thức xét tuyển đại học, phụ thuộc hoàn toàn vào điểm thi tốt nghiệp khiến nhiều em thí sinh bị "lép vế". Trong khi năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các trường ĐH đã khá linh động trong phương thức xét tuyển như xét điều kiện học sinh giỏi, xét học bạ hay xét chứng chỉ quốc tế như chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL ITP, TOEFL iBT, chứng chỉ Tin học MOS…
Bí kíp giắt lưng cho thí sinh 2k4
Nguyên nhân chủ quan và khách quan của hiện tượng "30 điểm vẫn trượt đại học" đã thấy rõ, vậy bài học nào rút ra cho thí sinh 2k4 trong mùa tuyển sinh 2022? Hãy cùng lắng nghe những người trong cuộc mách lối nhé.
Theo bạn Trịnh Thu Trang - sinh viên năm nhất ĐH Luật Hà Nội: "Bên cạnh việc chờ có những thay đổi phù hợp thì các thí sinh 2k4 cũng cần linh hoạt hơn trong việc rèn luyện và trang bị hành trang cho bản thân để đáp ứng xu hướng tuyển sinh được ưu tiên hơn tại các trường đại học. Cụ thể là về chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như TOEFL ITP. Tuy không phải yếu tố quyết định nhưng lại là một trợ thủ đắc lực đem đến nhiều cơ hội hơn trong tương lai".
Bạn Trịnh Thu Trang - sinh viên năm nhất ĐH Luật Hà Nội
Còn bạn Đào Đăng Khuê - sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế Quốc dân thì chia sẻ kinh nghiệm: "Việc sở hữu 1 chứng chỉ quốc tế, đặc biệt là TOEFL ITP là một lợi thế lớn cho việc xét tuyển. Chứng chỉ TOEFL ITP có thể dùng để xét tuyển thẳng vào những ngôi trường lớn như ĐH Kinh tế Quốc dân, giúp giảm phần lớn áp lực cho việc thi cử vì chúng ta không cần nghĩ quá nhiều về việc đạt số điểm cao để cạnh tranh với các thí sinh khác.
Bạn Đào Đăng Khuê - sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế Quốc dân
Không chỉ có học sinh mà việc tìm hiểu và kịp thời đưa ra lời khuyên, định hướng đúng đắn từ bậc phụ huynh cũng góp phần tạo nên thành công của các thí sinh. Cô Nguyễn Thị Vân - phụ huynh bạn Đào Đăng Khuê chia sẻ: "Do biết Khuê có lợi thế về ngoại ngữ, còn khả năng học các môn tự nhiên có giới hạn nên gia đình đã định hướng cho em ôn luyện chứng chỉ TOEFL ITP trong giai đoạn trước khi thi THPT quốc gia. Nhờ xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ, Khuê đã được xét tuyển thẳng vào trường đại học mà em mong muốn".
Cô Nguyễn Thị Vân - phụ huynh bạn Đào Đăng Khuê
Với kinh nghiệm quản lý và đào tạo nhiều khóa sinh viên, cô Đào Thị Phương bật mí: "Các bạn thí sinh cần rất tỉnh táo trong quá trình lựa chọn trường học, các phương thức xét tuyển của các trường và điểm đầu vào của các trường để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Rất nhiều trường đại học tốp đầu ở Việt Nam đã xét tuyển thẳng có điều kiện với các thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL ITP, TOEFL iBT. Do vậy, việc lựa chọn một chứng chỉ quốc tế vừa sức để để tận dụng lợi thế quy đổi điểm 10 tốt nghiệp cấp 3 và ưu tiên xét tuyển ĐH là một lựa chọn sáng suốt và được xem như 'đường tắt' để mở cánh cổng đại học tốp đầu trong nước".
Là người luôn đồng hành và hỗ trợ các thế hệ học sinh trong việc định hướng chọn trường, chọn nghề, cô Ngô Thị Nết nhắn nhủ: "Đối với các học sinh năm 2004, các em cần nắm vững kiến thức cơ bản SGK và thực hành thêm các kiến thức nâng cao ở môn xét tuyển ĐH-CĐ. Vì tôi tin rằng các năm sau, Bộ GD&ĐT sẽ có những điều chỉnh phù hợp để ra đề có tính phân hóa cao hơn. Việc ôn luyện, với đặc thù môn học, nên được bắt đầu sớm và thường xuyên. Bên cạnh đó, các em cũng nên tìm hiểu để trang bị cho mình các chứng chỉ ngoại ngữ cần thiết để tăng thêm cơ hội xét tuyển theo hình thức kết hợp".